Câu hỏi tự luận Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 kết nối bài 6: Ý tưởng, cơ hội kinh doanh và các năng lực cần thiết của người kinh doanh

Câu hỏi và bài tập tự luận ôn tập bài 6: Ý tưởng, cơ hội kinh doanh và các năng lực cần thiết của người kinh doanh. Bộ câu hỏi bài tập mở rộng có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 kết nối. Kéo xuống để tham khảo thêm


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

B. Bài tập và hướng dẫn giải

1. NHẬN BIẾT (3 câu)

Câu 1: Nêu khái ý tưởng kinh doanh và cơ hội kinh doanh?

Câu 2: Hãy cho biết các nguồn giúp tạo ý tưởng kinh doanh? 

Câu 3: Người kinh doanh cần có những năng lực cần thiết nào?

2. THÔNG HIỂU (3 câu)

Câu 1: Theo em, việc xây dựng ý tưởng kinh doanh có vai trò như thế nào trong hoạt động sản xuất, kinh doanh?

Câu 2: Khi nào ý tưởng kinh doanh được xác định là cơ hội kinh doanh? Nêu các tiêu chí và tầm quan trọng của việc đánh giá cơ hội kinh doanh?

Câu 3: Thị trường việc làm có ý nghĩa gì đối với các hoạt động kinh tế, xã hội?

 

3. VẬN DỤNG (7 câu)

Câu 1: Em đồng tình hay không đồng tình với nhận định nào sau đây?

  1. Ý tưởng kinh doanh là tận dụng cơ hội thị trường nhằm mang lại lợi nhuận cao nhất.
  2. Ý tưởng kinh doanh là khởi điểm cho các hoạt động của doanh nghiệp.
  3. Người kinh doanh có năng lực sẽ giúp cho doanh nghiệp thích ứng với những thay đổi của thị trường một cách tốt nhất.
  4. Trong kinh doanh, chỉ cần năng động, sáng tạo, luôn dám nghĩ dám làm là đủ.

Câu 2:  Em hãy đọc các trường hợp sau và cho biết ý tưởng kinh doanh của chị T và anh H đã mang lại những lợi ích gì?

Trường hợp 1: Chị T chia sẻ, hương vị của rong mơ gắn bó với chị từ những ngày còn ấu thơ. Thay vì chuẩn bị các loại nước ngọt, sữa để bố mang theo khi đi biển thì và và mẹ của chị T thường nấu nước rong mơ. Vì thế, chị T đã ấp ủ ý tưởng làm nước rong mơ để phát huy lợi thế nguồn nguyên liệu tự nhiên ở quê nhà. Từ ý tưởng ban đầu, chị T đã tự tìm tòi, sáng tạo và cho ra đời sản phẩm nước rong mơ có hương vị phù hợp với nhiều người. Không chỉ là nước uống giải khát, sản phẩm nước rong mơ của chị T còn có nhiều dưỡng chất, tốt cho sức khỏe. Hiện nay, các nhà phân phối tại nhiều địa phương đã kết nối và sẵn sàng mua nước rong mơ với số lượng lớn để phân phối trên thị trường. Nhờ ý tưởng kinh doanh sáng tạo của chị T đã tạo ra một sản phẩm có tính vượt trội, độc đáo, chất lượng đảm bảo mà giá thành vừa phải, phù hợp với nhu cầu của nhiều người tiêu dùng,...

Trường hợp 2: Sau khi tốt nghiệp đại học, anh T trở về quê nhà mở trung tâm giảng dạy vì anh hiểu được những khó khăn của các em học sinh trong việc học tiếng anh. Để thu hút học sinh, anh T cùng các bạn luôn tìm cách nâng cao chất lượng dạy học như: thiết kế nội dung giảng dạy gắn liền với văn hóa địa phương; phối hợp với các trung tâm uy tín để hỗ trợ phát triển chương trình; tổ chức các câu lạc bộ cho học sinh tham gia,... trung tâm của anh T được nhiều phụ huynh tin tưởng cho con em theo học. Nhờ đó, các em học sinh đã tự tin hơn trong cuộc sống và lựa chọn ngành nghề trong tương lai.

 Câu 3: Đọc và cho biết điều kiện dẫn đến cơ hội kinh doanh trong mỗi trường hợp sau

Trường hợp 1: Khi nhận thấy việc sản xuất, kinh doanh bao bì có nhiều điều kiện thuận lợi như: nhu cầu đóng gói các sản phẩm tăng cao vì các ngành tiêu dùng, thương mại điện tử,... phát triển mạnh; sản phẩm sản xuất ra có thể xuất khẩu đến nhiều nước trên thế giới;... ông V quyết định đầu tư vào sản xuất bao bì. Ông đã lên kế hoạch và xây dựng mục tiêu để trở thành một doanh nghiệp đầu ngành. Nhờ vào các lợi thế có được, chỉ sau một thời gian ngắn, doanh nghiệp của ông V đã đạt được doanh thu cao. Ông lại có thêm điều kiện để tái đầu tư cho hệ thống sản xuất bao bì của mình.

Trường hợp 2: Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học, công nghệ làm cho tuổi thọ của các sản phẩm điện tử ngày nay thường rất ngắn. Nhận thấy trong điều kiện rác thải điện tử ngày càng tăng, gây ô nhiễm môi trường; việc thu gom, xử lí còn nhiều hạn chế; trong nước chưa có nhiều doanh nghiệp tham gia vào xử lí rác điện tử,... anh A nghĩ cơ hội kinh doanh đã đến và tham gia kinh doanh ngay vào lĩnh vực tái chế, xử lí rác điện tử. Sau vài năm, doanh nghiệp của anh đã mang về nguồn lợi lớn. Không những thế, anh đã đem đến cơ hội việc làm cho rất nhiều người. Đặc biệt công việc kinh doanh của anh còn góp phần vào việc nâng cao ý thức xây dựng lối sống xanh, thân thiện với vôi trường cho mọi người xung quanh và phòng chống tình trạng ô nhiễm môi trường.

Câu 4: Chỉ ra mối quan hệ giữa ý tưởng kinh doanh và cơ hội kinh doanh trong trường hợp sau của chị A. Việc xác định, đánh giá đúng cơ hội kinh doanh đã đem lại lợi ích gì cho chị A và xã hội?

Khi thương hiệu gốm thủ công của gia đinh chị A được người tiêu dùng yêu thích, nhiều đối tác đã đề nghị đầu tư vốn để chuyển đổi sang mô hình gốm công nghiệp, tạo ra sản lượng và lợi nhuận lớn. Đồng thời, các đơn vị dạy nghề cũng đề nghị chị liên kết đào tạo. Sau khi xác định, đánh giá cơ hội kinh doanh, chị quyết định từ chối đầu tư. Chị lựa chọn hướng đi liên kết đào tạo vì muốn giữ gìn và phát triển nghề gốm thủ công của gia đình. Nhờ vào việc hoạch định và thực hiện tốt ý tưởng đào tạo nghề gốm, chị A đã có được những công nhân tay nghề cao, mở rộng được quy mô sản xuất. Quyết định của chị không những tạo ra sự thành công trong kinh doanh và lĩnh vực đào tạo mà còn bước đầu mở ra một làng nghề truyền thống.

Câu 5: Đọc trường hợp sau, chỉ ra và phân tích nguồn giúp tạo ra ý tưởng kinh doanh của chị C?

Nhu cầu về mặt hàng nấm trên thị trường thực phẩm tại Việt Nam khá cao. Với chuyên môn là kĩ sư nông nghiệp, chị C đã nảy ra ý tưởng trồng nấm. Chị phác thảo mô hình kinh doanh từ trang trại đến bàn ăn. Dù trải qua nhiều lần thất bại nhưng chị không nản chí, vẫn quyết tâm theo đuổi ý tưởng của mình. Sau bốn năm, bằng đam mê, khát vọng và sức sáng tạo dồi dào cùng nguồn vốn huy động được, chị C đã cho ra thị trường những sản phẩm nấm chất lượng cao, giá cả phải chăng. Cùng với các chính sách hỗ trợ của Nhà nước, sản phẩm đã có vị thế mới, tăng sức cạnh tranh cũng như cơ hội xuất khẩu sang các nước lân cận.

Câu 6: Em hãy nêu những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của ông T trong kinh doanh qua trường hợp sau

Sau khi tham gia vào lĩnh vực xây dựng, ông T nhận thấy nhu cầu về lĩnh vực này ngày càng tăng. Hiện nay, vật liệu gạch có tác dụng làm vách ngăn, ít có giá trị chịu lực, cách âm, cách nhiệt và độ bền không cao. Với kinh nghiệm và kiến thức chuyên môn, ông đã quyết tâm phát triển công nghệ xây dựng tường đúc sẵn. Cùng đội ngũ nhân viên kinh nghiệm lâu năm, ông T đầu tư công nghệ sản xuất, phát triển hệ thống trang web, tư vấn và hỗ trợ tiêu dùng. Với tính ưu việt là thi công nhanh, tác dụng cách âm, cách nhiệt và chịu lực tốt nên sản phẩm được các chủ đầu tư yêu thích. Khi kinh doanh có lợi nhuận, ông thưởng cổ phần cho nhân viên xuất sắc, gắn bó lâu dài với công ty.

Câu 7:  Nhận xét về năng lực kinh doanh của chủ thể trong trường hợp dưới đây

Bà H kinh doanh từ năm 16 tuổi và đã thành công trong ngành chế biến thuỷ sản. Bà mạnh dạn đầu tư xây dựng nhà máy hiện đại. Sản phẩm của doanh nghiệp không chỉ được tiêu thụ tại các siêu thị lớn, nhỏ mà còn cả hệ thống bán lẻ. Không chỉ tạo ra sản phẩm có chất lượng cao, giá cả ổn định, bà còn tạo vốn cho ngư dân và các đơn vị liên kết phát triển. Bà tích cực hợp tác với các nhà khoa học để chuyển giao khoa học công nghệ, nâng cao năng suất và chất lượng. Bà rất quan tâm đến đời sống người lao động nữ. Bà đã được tặng nhiều bằng khen và danh hiệu vì những đóng góp của mình.

4. VẬN DỤNG CAO (2 câu)

Câu 1: Em hãy nhận xét, đánh giá về ý tưởng kinh doanh của chủ thể kinh tế sau:

Nhận thấy ống hút nhựa được sử dụng rất nhiều, làm gia tăng nhiễm môi trường, anh V có ý tưởng thay thế ống hút nhựa bầng các nguyên liệu thân thiện với môi trường. Anh bắt đầu nghiên cứu cách làm ống hút từ thân cây sậy ở quê hương của mình. Vì đây là công việc khá mới mẻ với người dãn địa phương nên anh phải hướng dẫn chi tiết. Các loại máy móc lại chưa có trên thị trường nên anh V phải tự chế máy cắt, máy vệ sinh ống hút. Sản phẩm ống hút từ cây sậy của anh rất được khách hàng yêu thích. Anh tiếp tục triển khai ống hút tre, ống hút giấy dể da dạng hoá sản phẩm cạnh tranh với ống hút nhựa. Nhờ các ý tưởng sáng tạo, đổi mới sản phẩm, doanh nghiệp của anh đạt được nhiều thành tựu to lớn, góp phần vào sự phát triển kinh tế và xã hội tại địa phương.

Câu 2: Giải thích về tầm quan trọng của việc xác định, đánh giá cơ hội kinh doanh trong trường hợp sau

Công ty A có kế hoạch ra mắt sản phẩm mới. Để xác định, đánh giá được cơ hội kinh doanh, công ty đã giới thiệu và cho khách hàng trải nghiệm một số tính năng của sản phẩm. Phản hồi của khách hàng sẽ giúp công ty xây dựng được những ý tưởng có tính vượt trội, tạo ra lợi thế cho kinh doanh. Công ty A còn yêu cầu nhân viên nghiên cứu hoạt động ra mắt sản phẩm của các doanh nghiệp khác nhằm học hỏi những ý tưởng độc đáo. Nhờ có những định hướng đúng đắn, cụ thể, cách thức tổ chức, quản lí chặt chẽ, có hệ thống,... Công ty A đã thành công với sản phẩm mới.

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm: Bài 6: Ý tưởng, cơ hội kinh doanh và các năng lực cần thiết của người kinh doanh, Bài tập tự luận Giáo dục kinh tế và pháp luật bài 6: Ý tưởng, cơ hội kinh doanh và các năng lực cần thiết của người kinh doanh, Ý tưởng, cơ hội kinh doanh và các năng lực cần thiết của người kinh doanh kết nối ôn tập tự luận, Tự luận Ý tưởng, cơ hội kinh doanh và các năng lực cần thiết của người kinh doanh

Bình luận

Giải bài tập những môn khác