Bài tập luyện tập Toán 4 kết nối bài 32: Luyện tập chung

Câu hỏi và bài tập tự luận luyện tập ôn tập bài 32: Luyện tập chung. Bộ câu hỏi bài tập mở rộng có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Toán 4 Kết nối tri thức. Kéo xuống để tham khảo thêm


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

1. NHẬN BIẾT (5 câu)

Câu 1: Viết số hoặc chữ thích hợp vào chỗ chấm:

  1. a) 48 + 12 = 12 + ...

    65 + 297 = ... + 65

    .... + 89 = 89 + 177

  1. b) m + n = n + ...

   84 + 0 = ...+ 84

  a + 0 = ...+ a = ...

 Giải

  1. a) 48 + 12 = 12 + 48                                         b) m + n = n + m

    65 + 297 = 297 + 65                                         84 + 0 = 0+ 84

     177 + 89 = 89 + 177                                        a + 0 = 0 + a = a

Câu 2: Đặt tính rồi tính:

  1. a) 987 864 – 783 251                                                   
  2. b) 839 084 – 246 937
  3. c) 969 696 – 656 565                                                        
  4. d) 628 450 – 35 813

Giải

  1. a)  987 864

     783 251

     204 613

  1. b)  839 084

     246 937

     592 147

  1. c)   969 696

      656 565

      313 131

  1. d)  628 450

       35 813

     592 637

Câu 3: Tính:

  1. a) 386 259 + 260 837
  2. b) 726 485 – 452 936
  3. c) 528 946 + 73 529 
  4. d) 435 260 – 92 753

Giải 

  1. a) 386 259 + 260 837 = 640 837
  2. b) 726 485 – 452 936 = 273 549
  3. c) 528 946 + 73 529 = 602 475
  4. d) 435 260 – 92 753 = 342 507

Câu 4: Tổng của hai số là 70. Hiệu của hai số là 10. Tìm hai số đó.

Giải

Số lớn là: (70 + 10) : 2 = 40

Số bé là: 40 - 10 = 30

Đáp số: Số lớn: 40; Số bé: 30.

Câu 5: Hãy nêu tên các cặp cạnh đối diện trong: hình chữ nhật ABCD, hình bình hành EGHK, hình tứ giác MNPQ.

 Giải

Hình chữ nhật ABCD có:

  • Cạnh AB đối diện với cạnh DC
  • Cạnh AD đối diện cạnh BC

Hình bình hành EGHK có

  • Cạnh EK đối diện với cạnh GH
  • Cạnh EG đối diện với cạnh KH 

Hình tứ giác MNPQ có

  • Cạnh MQ đối diện với cạnh NP
  • Cạnh MN đối diện với cạnh QP

 

2. THÔNG HIỂU (4 câu)

Câu 1: Tính bằng cách thuận tiện nhất:

  1. a) 98 + 3 + 97 +2
  2. b) 56 + 399 + 1 + 4
  3. c) 364 + 136 + 219 + 181
  4. d) 178 + 277 + 123 + 422

Giải 

  1. a) 98 + 3 + 97 +2                                                 b) 56 + 399 + 1 + 4

 = (98 +2) + ( 97 + 3)                                          = (56 + 4) +( 399 + 1)

 = 100 + 100                                                        = 60 + 400 

 = 200                                                                  = 460

  1. c) 364 + 136 + 219 + 181                                 d) 178 277 + 123 + 422

 = (364 + 136) + (219 + 181)                            = (178 + 422) + (277 + 123) 

 = 500 + 400                                                      = 600 + 400

 = 900                                                                 = 1 000

Câu 2: Một huyện trồng 325 164 cây lấy gỗ và 60 830 cây ăn quả. Hỏi huyện đó số có cây lấy gỗ hơn số cây ăn quả là bao nhiêu cây?

Giải

Huyện đó có số cây lấy gỗ hơn số cây ăn quả là:

325 164 – 60 830 = 264 334(cây)

Đáp số: 264 334 cây

Câu 3: Cho hình chữ nhật ABCD, AB và BC là một cặp cạnh vuông góc với nhau. Hãy nêu tên từng cặp cạnh vuông góc với nhau trong hình chữ nhật đó.

Giải

Trong hình chữ nhật ABCD, các cặp cạnh vuông góc với nhau là:

  • AB và BC là một cặp cạnh vuông góc với nhau
  • BC và CD là một cặp cạnh vuông góc với nhau
  • CD và DA là một cặp cạnh vuông góc với nhau
  • DA và AB là một cặp cạnh vuông góc với nhau

Câu 4: Cho hình tứ giác có góc đỉnh M và góc đỉnh Q là các góc vuông.

  1. a) Hãy nêu tên từng cặp cạnh song song với nhau.
  2. b) Hãy nêu tên từng cặp cạnh cắt nhau mà không vuông góc với nhau.

Giải 

  1. a) Các cặp cạnh song song với nhau là: cạnh GM và cạnh IK.
  2. b) Những cặp cạnh cắt nhau mà không vuông góc với nhau là:

- Cạnh GH và cạnh HI

- Cạnh GH và cạnh GM

- Cạnh HI và cạnh IK

 

3. VẬN DỤNG (2 câu) 

Câu 1: Thu hoạch từ hai thửa ruộng được 5 tấn 2 tạ thóc. Thu hoạch ở thửa ruộng thứ nhất được nhiều hơn ở thửa ruộng thứ hai là 8 tạ thóc. Hỏi thu hoạch ở mỗi thửa ruộng được bao nhiêu ki-lô-gam thóc?

Giải 

Đổi: 5 tấn 2 tạ = 5 200 kg, 8 tạ = 800 kg

Số thóc thu hoạch ở thửa ruộng thứ nhất là: (5 200 + 800) : 2 = 3 000 kg

Số thóc thu hoạch ở thửa ruộng thứ hai là: 3 000 - 800 = 2 200 kg

Đáp số: 3 000 kg thóc

             2 200 kg thóc

Câu 2: Năm nay học sinh của một tỉnh miền núi trồng được 214 800 cây, năm ngoái trồng được ít hơn năm nay 80 600. Hỏi cả hai năm học sinh của tỉnh đó trồng được bao nhiêu cây? 

Giải:

Số cây mà học sinh trồng được trong năm ngoái là: 

214 800 – 80 600 = 134 200 (cây)

Vậy, tổng số cây mà học sinh trồng được trong hai năm là: 

214 800 + 134 200 = 349 000 (cây)

Đáp số: 349 000 cây.

 

4. VẬN DỤNG CAO (2 câu)

Câu 1: Một nhà máy có hai tổ công nhân, tổ Một có nhiều hơn tổ Hai 18 công nhân, biết rằng nếu nhà máy có thêm 8 công nhân thì nhà máy sẽ có 100 công nhân. Hỏi mỗi tổ công nhân có bao nhiêu người?

Giải:

Tổng số công nhân của nhà máy là:

100 – 8 = 92 (công nhân)

Hai lần số công nhân của tổ Hai là:

92 – 18 = 74 (công nhân)

Số công nhân của tổ Hai là:

74 : 2 = 37 (công nhân)

Số công nhân của tổ Một là:

37 + 18 = 55 (công nhân)

Đáp số: Tổ Một: 55 công nhân

              Tổ Hai: 37 công nhân.

Câu 2: Một thửa ruộng hình bình hành có độ dài đáy là 100m, chiều cao là 50m. Người ta trồng lúa ở đó, tính ra cứ 100m2 thu hoạch được 50kg thóc. Hỏi đã thu hoạch được ở thửa ruộng đó bao nhiêu tạ thóc?

Giải:

Diện tích thửa ruộng là:

100 x 50 = 5000 (m2)

SỐ thóc thu hoạch được là:

50 x (5000 : 100) = 2500 (kg)

2500kg = 25 tạ

Đáp số: 25 tạ.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Bình luận

Giải bài tập những môn khác