Bài 4: Xã hội Việt Nam cuối thế kỉ XIX – Đầu thế kỉ XX sgk lịch sử 5 Trang 10
Hôm nay, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu xã hội Việt Nam vào khoảng thời gian cuối thể kĩ XIX – đầu thế kỉ XX. Liệu lúc bấy giờ, thực dân Pháp cai trị đất nước và đày đọa nhân dân ta như thế nào? Chúng ta cùng bắt đầu với bài học.
A. Kiến thức trọng tâm
- Cuối thế kỉ XIX, thực dân Pháp tiến hành cuộc khai thác kinh tế mà lịch sử gọi là cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất, nhằm vơ vét tài nguyên và bóc lột sức lao động của nhân dân ta.
- Thực dân Pháp đặt ách thống trị và tăng cường bóc lột, vơ vét tài nguyên của nước ta, chúng đẩy mạnh khai thác khoáng sản, nhất là than.
- Hệ thống giao thông vận tải được xây dựng, lần đầu tiên có đường ô tô, đường xe lửa.
- Mục đích xây dựng là phục vụ cho nhu cầu của Pháp.
- Đời sống nhân dân cực khổ, bị cướp hết đất nên phải đi làm thuê với giá rẻ mạt.
- Các giai cấp, tầng lớp mới xuất hiện: Công nhân, chủ xưởng, viên chức, trí thức…
=> Từ cuối thế kỉ XIX, thực dân Pháp tăng cường khai thác mỏ, lập nhà máy, đồn điền để vơ vét tài nguyên và bóc lột nhân dân ta. Sự xuất hiện các ngành kinh tế mới đã tạo ra những thay đổi mới trong xã hội Việt Nam.
CH: Quan sát hình 3, em hãy nhận xét về tình cảnh người nông dân Việt Nam cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX?
Trả lời:
- Quan sát hình ảnh em thấy, người nông dân Việt Nam cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX rất cực khổ. Nông dân phải chịu sự tù đày và bóc lột của thực dân Pháp, họ đã phải dùng sức người để kéo cày thay trâu.
Nội dung quan tâm khác
Từ khóa tìm kiếm: giải môn lịch sử 5 bài 4, hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 4 lịch sử 5, giải bài việt nam cuối thế kỉ 19 đầu thế kỉ 20 lịch sử 5, giải chi tiết bài 4 trang 10 lịch sử 5.
Bình luận