5 phút giải Lịch sử 8 cánh diều trang 35
5 phút giải Lịch sử 8 cánh diều trang 35. Giúp học sinh nhanh chóng, mất ít thời gian để giải bài. Tiêu chi bài giải: nhanh, ngắn, súc tích, đủ ý. Nhằm tạo ra bài giải tốt nhất. 5 phút giải bài, bằng ngày dài học tập.
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
BÀI 8. KINH TẾ, VĂN HÓA VÀ TÔN GIÁO ĐẠI VIỆT
TRONG THẾ KỈ XVI – XVIII
PHẦN I: CÁC CÂU HỎI TRONG SGK
I. TÌNH HÌNH KINH TẾ
CH: Đọc thông tin, tư liệu và quan sát hình 8.1, hình 8.2 (SGK, tr.35 – 36), nêu những nét chính về tình hình kinh tế Đại Việt trong các thế kỉ XVI - XVIII.
II. NHỮNG CHUYỂN BIẾN VỀ VĂN HÓA
CH: Dựa vào thông tin và hình ảnh mục II, mô tả những nét chính về sự chuyển biến văn hóa ở Đại Việt trong các thế kỉ XVI - XVIII.
LUYỆN TẬP
CH: Lập bảng thống kê những nét chính về tình hình kinh tế, văn hóa Đại Việt trong các thế kỉ XVI - XVIII.
VẬN DỤNG
CH: Tìm hiểu một làng nghề thủ công nổi tiếng của Đại Việt trong các thế kỉ XVI-XVIII còn duy trì hoạt động cho đến ngày nay. Viết một đoạn văn ngắn giới thiệu về làng nghề đó.
CH: Sưu tầm tư liệu về sự ra đời của chữ quốc ngữ. Giới thiệu những tư liệu đó với thầy cô và bạn học.
PHẦN II: 5 PHÚT GIẢI BÀI.
I. TÌNH HÌNH KINH TẾ
CH:
Tình hình kinh tế nông nghiệp:
Ở cả Đàng Trong và Đàng Ngoài, các chính quyền vẫn duy trì hoạt động của các quan xưởng để sản xuất vũ khí cho quân đội, may trang phục, làm đồ trang sức cho quan lại và đúc tiền,...
Các nghề thủ công trong nhân dân phát triển mạnh mẽ hơn như: dệt vải lụa, đồ gốm, rèn sắt, đúc đồng, dệt chiếu, làm giấy,... Nhiều làng nghề thủ công nổi tiếng như: làng gốm Thổ Hà (Bắc Giang), Bát Tràng (Hà Nội); làng dệt La Khê (Hà Nội); các làng rèn sắt ở Nho Lâm (Nghệ An), Hiền Lương, Phú Bài (Huế); làng làm đường mía ở Quảng Nam;...
Tình hình kinh tế:
Nội thương:
- Chợ làng, chợ huyện mọc lên khắp nơi và ngày càng đông đúc.
- Ở nhiều nơi xuất hiện làng buôn
- Buôn bán giữa các vùng miền phát triển.
Ngoại thương:
- Thuyền buôn các nước đến VIệt Nam buôn bán ngày càng tấp nập.
- Thương nhân nhiều nước đã tụ hội lập phố xá, cửa hàng buôn bán lâu dài.
- Các trung tâm buôn bán lớn ở Đàng Ngoài như Thăng Long, Phố Hiến; Ở Đàng Trong: Thanh Hà (Thừa Thiên Huế), Hội An (Quảng Nam), Gia Định (Tp.HCM),...
Nửa sau thế kỉ XVIII, các thành thị dần suy tàn do chính sách hạn chế ngoại thương của chính quyền.
II. NHỮNG CHUYỂN BIẾN VỀ VĂN HÓA
CH:
* Về tư tưởng, tín ngưỡng tôn giáo:
- Nho giáo: vẫn được chính quyền phong kiến đề cao trong học tập, thi cử và tuyển lựa quan lại.
- Phật giáo và Đạo giáo thời Lê sơ bị hạn chế, đến lúc này được phục hồi.
- Từ năm 1533, các giáo sĩ (Bồ Đào Nha) theo thuyền buôn đến nước ta truyền bá đạo Thiên Chúa. Sang thế kỉ XVII – XVIII, hoạt động của các giáo sĩ ngày càng tăng.
- Nhân dân vẫn giữ nếp sống văn hóa truyền thống qua các lễ hội đã thắt chặt tinh thần đoàn kết làng xóm và bồi dưỡng tinh thần quê hương, đất nước.
- Chữ viết: Chữ quốc ngữ được sáng tạo và sử dụng phổ biến.
- Văn học: Văn học chữ Hán vẫn chiếm ưu thế nhưng văn học chữ Nôm đã phát triển mạnh hơn trước; Văn học dân gian phát triển với nhiều thể loại: Truyện tiếu lâm, truyện Trạng Quỳnh, Trạng Lợn,..
- Nghệ thuật dân gian: phát triển, tiêu biểu là nghệ thuật điêu khắc trong các đình, chùa, nghệ thuật sân khấu đa dạng với các loại hình: hát chèo, hát ả đào, múa trên dây, múa đèn,…
LUYỆN TẬP
CH:
Lĩnh vực | Những chuyển biến |
Kinh tế | * Nông nghiệp: + Đàng Ngoài: Xung đột kéo dài khiến sản nông nghiệp sa sút nghiêm trọng, tình trạng biến ruộng công thành ruộng tư ngày càng phổ biến, vua quan không quan tâm đến ruộng đất => nông nghiệp trì trệ. + Đàng Trong: rất phát triển, tổ chức khai hoang, cấp nông cụ,… => dần hình thành tầng lớp địa chủ lớn. * Thủ công nghiệp: + Ở cả Đàng Trong và Đàng Ngoài, các chính quyền vẫn duy trì hoạt động của các quan xưởng để sản xuất vũ khí cho quân đội, may trang phục, làm đồ trang sức cho quan lại và đúc tiền,... + Các nghề thủ công trong nhân dân phát triển mạnh mẽ hơn như: dệt vải lụa, đồ gốm, rèn sắt, đúc đồng, dệt chiếu, làm giấy,... Nhiều làng nghề thủ công nổi tiếng như: làng gốm Thổ Hà (Bắc Giang), Bát Tràng (Hà Nội); làng dệt La Khê (Hà Nội); các làng rèn sắt ở Nho Lâm (Nghệ An), Hiền Lương, Phú Bài (Huế); làng làm đường mía ở Quảng Nam;... * Thương nghiệp: + Nội thương: - Chợ làng, chợ huyện mọc lên khắp nơi và ngày càng đông đúc. - Ở nhiều nơi xuất hiện làng buôn - Buôn bán giữa các vùng miền phát triển. * Ngoại thương: - Thuyền buôn các nước đến VIệt Nam buôn bán ngày càng tấp nập. - Thương nhân nhiều nước đã tụ hội lập phố xá, cửa hàng buôn bán lâu dài. - Các trung tâm buôn bán lớn ở Đàng Ngoài như Thăng Long, Phố Hiến; Ở Đàng Trong: Thanh Hà (Thừa Thiên Huế), Hội An (Quảng Nam), Gia Định (Tp.HCM),... Nửa sau thế kỉ XVIII, các thành thị dần suy tàn do chính sách hạn chế ngoại thương của chính quyền. |
Tôn giáo | -Nho giáo vẫn được chính quyền phong kiến đề cao trong học tập, thi cử và tuyển lựa quan lại. -Phật giáo và Đạo giáo thời Lê sơ bị hạn chế, đến lúc này được phục hồi. -Từ năm 1533, các giáo sĩ (Bồ Đào Nha) theo thuyền buôn đến nước ta truyền bá đạo Thiên Chúa. Sang thế kỉ XVII - XVIII, hoạt động của các giáo sĩ ngày càng tăng. -Nhân dân vẫn giữ nếp sống văn hoá truyền thống, qua các lễ hội đã thắt chặt tình đoàn kết làng xóm và bồi dưỡng tinh thần yêu quê hương, đất nước. |
Văn hóa | Chữ viết: Chữ quốc ngữ được sáng tạo và sử dụng phổ biến. Văn học: Văn học chữ Hán vẫn chiếm ưu thế nhưng văn học chữ Nôm đã phát triển mạnh hơn trước; Văn học dân gian phát triển với nhiểu thể loại: Truyện tiếu lâm, truyện Trạng Quỳnh, Trạng Lợn,... Nghệ thuật dân gian: phát triển, tiêu biểu là nghệ thuật điêu khắc trong các đình, chùa; nghệ thuật sân khấu đa dạng với các loại hình: hát chèo, hát ả đào,... múa trên dây, múa đèn,... *Về khoa học - kỹ thuật: - Sử học: Ô châu cận lục, Đại Việt thông sử, Phủ biên tạp lục, Đại Việt sử ký tiền biên, Thiên Nam ngữ lục. - Địa lý: Thiên nam tứ chi lộ đồ thư. - Quân sự: Khổ trướng khu cơ của Đào Duy Từ. - Triết học có Nguyễn Bỉnh Khiêm, Lê Quý Đôn. - Y học có Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác . - Kỹ thuật: đúc súng đại bác theo kiểu phương Tây, đóng thuyền chiến, xây thành luỹ. *Về nghệ thuật: - Nghệ thuật điêu khắc chuyên nghiệp, tinh tế, phong phú, tiêu biểu là các hình trang trí trên đình làng, chùa, tượng thờ. - Các hình thức sinh hoạt văn hóa như đua thuyền, đánh cầu, đánh vật,.. trở nên phổ biến. - Nghệ thuật sân khấu: hát chèo (Đàng Ngoài), hát tuồng (Đàng Trong) phát triển. |
VẬN DỤNG
CH: (*) Tham khảo: Giới thiệu về làng tranh Đông Hồ
- Làng tranh Đông Hồ thuộc xã Song Hồ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh, là làng nghề vẽ tranh dân gian nổi tiếng của Việt Nam. Cách Hà Nội chừng 33 km về hướng Đông và nằm sát bờ Nam đê sông Đuống, làng Hồ hay Đông Hồ là cái nôi của dòng tranh khắc gỗ dân gian đặc sắc được nhiều người cả trong và ngoài nước biết đến, với những bức tranh từ lâu đã đi vào đời sống tinh thần bao người dân Việt.
- Xuất hiện từ khoảng thế kỷ XVI, tranh Đông Hồ được hình thành bằng phương pháp thủ công, là kết tinh của sự khéo léo và nhẫn nại, cộng với nghệ thuật thẩm mỹ đầy tinh tế… Đây không phải là những bức tranh được vẽ theo cảm hứng nhưng được in lại qua những bản khắc, và để có bản khắc đạt đến độ tinh xảo, đòi hỏi ở người vẽ mẫu cũng như người khắc ván phải có lòng yêu nghệ thuật và trình độ kỹ thuật cao. Tranh Đông Hồ có đến 180 loại được phân thành 5 loại chính gồm: tranh thờ, tranh lịch sử, tranh chúc tụng, tranh sinh hoạt và truyện tranh.
- Có thể nói giai đoạn từ nửa cuối thế kỷ XIX đến năm 1944 là thời cực thịnh của làng tranh, với 17 dòng họ trong làng đều tham gia làm tranh.
- Qua những năm kháng chiến chống Pháp (1945 - 1954), do chiến tranh tàn phá khốc liệt nên nghề làm tranh cũng tạm bị gián đoạn.
- Đến khi hòa bình lập lại ở miền Bắc nhất là khi đất nước thống nhất thì làng tranh mới được khôi phục. Đáng tiếc là qua mấy chục năm đổi mới theo nền kinh tế thị trường và với sự tác động của các trào lưu nghệ thuật phương Tây, nhận thức và xu hướng xã hội cũng có sự thay đổi đẩy dòng tranh Đông Hồ đối mặt với sự tồn vong của chính mình.
CH:
- Cho đến thế kỉ XVII, tiếng Việt đã phong phú, có thể diễn đạt mọi mặt của cuộc sống lúc bấy giờ. Khi Thiên Chúa giáo du nhập vào Đại Việt (đầu thế kỉ XVI), các giáo sĩ phương Tây đã học tiếng Việt để truyền đạo. Họ dùng chữ cái La-tinh để ghi âm tiếng Việt. Kết quả là hình thành nên một loại chữ tiện lợi, khoa học, dễ sử dụng, sau trở thành chữ Quốc ngữ.
- Một trong những người có công hình thành nên phương cách viết tiếng Việt bằng mẫu tự La-tinh là nhà truyền giáo và ngôn ngữ học người Pháp, A-lếch-xăng Đơ-Rốt (Alexandre de Rhodes). Năm 1651, cuốn Từ điển Việt - Bồ - Latinh của ông đã được xuất bản tại Rô-ma (Italia).
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
Nội dung quan tâm khác
Thêm kiến thức môn học
giải 5 phút Lịch sử 8 cánh diều, giải Lịch sử 8 cánh diều trang 35, giải Lịch sử 8 CD trang 35
Bình luận