Tắt QC

Trắc nghiệm lịch sử 7 chân trời bài 20 Đại Việt thời Lê sơ (1428 - 1527) (P2)

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm lịch sử 7 bài 20 Đại Việt thời Lê sơ (1428 - 1527) - sách chân trời sáng tạo. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Sau khi kháng chiến chống quân Minh thắng lợi, Lê Lợi lên ngôi vua vào năm nào, đặt tên nước là gì?

  • Lên ngôi năm 1428 – tên nước là Đại Việt
  • Lên ngôi năm 1428 – tên nước là Đại Nam
  • Lên ngôi năm 1427 – tên nước là Việt Nam
  • Lên ngôi năm 1427 – tên nước là Nam Việt

Câu 2: Tháng 4/1428, sau thắng lợi của khởi nghĩa Lam Sơn thì có sự kiện gì?

  • Lê Lợi lên ngôi hoàng đế
  • Khôi phục quốc hiệu Đại Việt
  • Lập ra nhà Lê sơ, đóng đô ở Thăng Long
  • Cả ba đáp án trên đều đúng

Câu 3: Nhà Lê sơ đã làm gì để tiếp tục củng cố chế độ phong kiến tập quyền?

  • Chính quyền được hoàn thiện dần từ trung ương tới địa phương, hoàng đế trực tiếp nắm mọi quyền hành
  • Cả nước có 13 Đạo thừa tuyên và một phủ Trung Đô, quan đứng đầu địa phương được thay bằng ba ti phụ trách ba lĩnh vực quân sự; luật pháp; hành chính, hộ tịch, thuế khoá. Cấp đơn vị hành chính nhỏ nhất là xã
  • Ban hành Quốc triều hình luật
  • Cả ba đáp án trên đều đúng

Câu 4: Ai là người căn dặn các quan trong triều: “Một thước núi, một tấc sông của ta lẽ nào lại vứt bỏ”.

  • Lê Thái Tổ
  • Lê Thánh Tông
  • Lê Nhân Tông
  • Lê Hiển Tông

Câu 5: Bộ “Quốc triều hình luật” hay “Luật Hồng Đức” được biên soạn và ban hành dưới thời vua nào?

  • Lê Thái Tổ
  • Lê Nhân Tông
  • Lê Thánh Tông
  • Lê Thái Tông

Câu 6: Lời căn dặn của vua Lê Thánh Tông đã cho thấy chủ trương của nhà Lê sơ có thái độ gì?

  • Kiên quyết bảo vệ chủ quyền quốc gia, bảo vệ biên giới lãnh thổ và an ninh biên giới
  • Không để kẻ thù xâm lược xâm phạm lãnh thổ dù chỉ là một tấc đấc
  • Cả hai đáp án trên đều đúng
  • Cả hai đáp án trên đều sai

Câu 7: Thời Lê sơ ở đâu tập trung nhiều ngành nghề thủ công nhất?

  • Văn Đồ
  • Vạn Kiếp
  • Thăng Long
  • Các nơi trên

Câu 8: Những nét chính về tình hình kinh tế thời Lê sơ là?

  • Nông nghiệp nhanh chóng được phục hồi và phát triển
  • Đông Kinh trở thành trung tâm kinh tế sầm uất với 36 phố phường, vừa sản xuất, vừa buôn bán
  • Các làng nghề thủ công cũng phát triển theo hướng chuyên nghiệp như gốm Chu Đậu, đồ gốm Đại Bái
  • Cả ba đáp án trên đều đúng

Câu 9: Tầng lớp nào là tầng lớp phải nộp thuế cho nhà nước và không được xã hội phong kiến coi trọng?

  • Nông dân
  • Thương nhân, thợ thủ công
  • Nô tì
  • Các tầng lớp trên

Câu 10: Nhờ đâu mà nông nghiệp nhanh chóng được phục hồi và phát triển?

  • Nhà Lê sơ ban hành nhiều chính sách tiến bộ: Chính sách quân điền, chia ruộng đất công cho các thành viên trong làng xã; Cấm giết trâu, bò bừa bãi; Cấm điều động dân phu trong mùa cấy gặt;
  • Một số chức quan lo về nông nghiệp được đặt ra như Khuyến nông sứ, Hà đê sứ,...
  • Cả hai đáp án trên đều đúng

Câu 11: Thời Lê sơ, tôn giáo nào chiếm địa vị độc tôn trong xã hội?

  • Phật giáo
  • Đạo giáo
  • Nho giáo
  • Thiên Chúa giáo

Câu 12: Thương nghiệp thời Lê Sơ có gì nổi bật?

  • Giao thương với nước ngoài tấp nập nhưng thuyền bè của các nước láng giềng qua lại buôn bán ở cửa khẩu được kiểm soát chặt chẽ;
  • Các sản phẩm sành, sứ, vải, lụa, lâm sản quý được thương nhân nước ngoà ưa chuộng
  • Cả hai đáp án trên đều đúng
  • Cả hai đáp án trên đều sai

Câu 13: Hãy điền vào chỗ trống mệnh đề sau đây: Văn thơ chữ Hán có những tác phẩm nổi tiếng như….., Quỳnh uyển cửu ca

  • Quân trung từ mệnh tập, Bình Ngô đại cáo
  • Quân âm thi tập, Bình Ngô đại cáo
  • Hồng Đức thi tập, Bình Ngô đại cáo
  • Quốc âm thi tập, Quân trung từ mệnh tập

Câu 14: Xã hội thời Lê sơ bao nhiêu tầng lớp?

  • 2 tầng lớp
  • 3 tầng lớp
  • 4 tầng lớp
  • 5 tầng lớp

Câu 15: Tác phẩm sử học nào dưới thời Lê sơ gồm 15 quyền?

  • Đại Việt sử ký
  • Đại Việt sử ký toàn thư
  • Lam Sơn thực lục
  • Việt giám thông khảo tổng luật

Câu 16: Tầng lớp nông dân thời Lê sơ có đặc điểm gì?

  • Là lực lượng sản xuất chính,
  • Chiếm đại đa số dân cư, họ cày ruộng đất công, nộp thuế cho nhà nước, thực hiện lao dịch, binh dịch
  • Phải cầy cấy ruộng thuê của địa chủ, quan lại và nộp tô cho chủ ruộng
  • Cả ba đáp án trên đều đúng

Câu 17: Lê Thánh Tông tên là gì? Sinh ngày tháng năm nào?

  • Tên là Tư Thành. Sinh ngày 25.8.1442
  • Tên là Lê Nguyễn Long. Sinh ngày 26.9.1442
  • Tên là Bang Cơ. Sinh ngày 18.8.1443
  • Tên là Lê Tuấn. Sinh ngày 25.8.1442

Câu 18: Những biện pháp được nêu trong bộ Quốc triều hình luật có tác dụng gì?

  • Giúp trật tự xã hội thời Lê sơ được ổn định
  • Quan chức không dám lạm quyền
  • Phải làm tròn đúng bổn phận chức trách
  • Cả ba đáp án trên đều đúng

Câu 19: Nội dung văn thơ thời Lê sơ có đặc điểm gì?

  • Thể hiện lòng yêu nước sâu sắc
  • Thể hiện lòng tự hào dân tộc
  • Phản ánh khí phách anh hùng và tinh thần bất khuất của dân tộc
  • Tất cả câu trên đúng

Câu 20: Những thành tựu tiêu biểu về văn học, khoa học và nghệ thuật thời Lê sơ là?

  • Về sử học, có Ngô Sỹ Liên với "Đại Việt sử ký toàn thư"
  • Về địa lý, có bộ "Dư địa chí", "Hồng Đức bản đồ"
  • Về y học, có "Bản thảo thực vật toát yếu" của Phan Phu Tiên
  • Cả ba đáp án trên đều đúng

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác