Video giảng Tin học ứng dụng 11 Kết nối bài 9 Giao tiếp an toàn trên internet
Video giảng Tin học ứng dụng 11 kết nối bài 9 Giao tiếp an toàn trên internet. Các kiến thức được truyền tải nhẹ nhàng, dễ hiểu. Các phần trọng tâm sẽ được nhấn mạnh, giảng chậm. Xem video, học sinh sẽ dễ dàng hiểu bài và tiếp thu kiến thức nhanh hơn.
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được video này. => Xem video demo
Tóm lược nội dung
BÀI 9: GIAO TIẾP AN TOÀN TRÊN INTERNET
Chào mừng các em đến với bài học ngày hôm nay!
Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kĩ năng như sau:
- Nêu được một số dạng lừa đảo phổ biến trên không gian số và những biện pháp phòng tránh.
- Biết giao tiếp một cách văn minh, phù hợp với các quy tắc và văn hóa ứng xử trong môi trường số.
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
Mạng internet mang lại nhiều lợi ích, tuy nhiên, việc sử dụng không đúng cách sẽ ảnh hưởng xấu tới sức khỏe và tinh thần cùng nhiều rủi ro: mất thông tin cá nhân, bị lừa đảo, quấy rối, đối mặt với các thông tin sai lệch, bị lôi kéo tham gia những thử thách nguy hại… Do vậy, khi tham gia mạng xã hội nói riêng, không gian số nói chung, mỗi người cần trang bị cho mình một số kĩ năng cơ bản như: kĩ năng giao tiếp; kĩ năng đối phó với dư luận và vượt qua khủng hoảng; kĩ năng nhận biết và phòng tránh lừa đảo,…
Vậy em nào có thể chia sẻ vài ví dụ cho thấy sự cần thiết phải có các kĩ năng đó, đồng thời đưa ra cách xử lí để phòng tránh những trường hợp không may có thể xảy ra đó cho cô và cả lớp cùng nghe nào!
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Nội dung 1. Nhận biết và phòng tránh một số dạng lừa đảo trên không gian số
Trước khi tìm hiểu chi tiết bài giảng, cô có nhiệm vụ sau cho các em:
- Hãy nêu vài ví dụ cho thấy sự cần thiết phải có các kĩ năng đó?
- Em nhận được tin nhắn trên Facebook từ tài khoản mang tên bạn em với nội dung bạn cần tiền gấp và yêu cầu em chuyển tiền ngay cho số điện thoại lạ hoặc một số tài khoản ngân hàng mang tên bạn em. Có thể vận dụng ba nguyên tắc phòng chống lừa đảo trong trường hợp này như thế nào?
- Các hình thức lừa đảo trên không gian số rất đa dạng. Hãy sử dụng các từ khoá thích hợp để tìm hiểu thêm các tình huống lừa đảo trong thực tế và áp dụng ba nguyên tắc phòng tránh đã được nêu trong bài học?
Video trình bày nội dung:
* Nhiệm vụ 1. Trao đổi về cách xử lí những tình huống bất thường
- Tình huống 1: Nhận được tin nhắn (qua thư điện tử, điện thoại, mạng xã hội,…).
=> Cách xử lí: Bỏ qua tin nhắn đó, chuyển tiền theo yêu cầu…
- Tình huống 2: Nhận được thư điện tử từ địa chỉ lạ yêu cầu mở tài liệu hoặc một đường liên kết đính kèm và thực hiện theo yêu cầu.
=> Cách xử lí: Làm theo yêu cầu, bỏ qua thư đó, xóa thư…
* Nhiệm vụ 2. Một số nguyên tắc nhận biết và phòng tránh lừa đảo trên không gian số
* Nhiệm vụ 3. Vận dụng một số tình huống cụ thể
HS thảo luận lựa chọn tình huống và cách thể hiện để diễn tả lại.
https://www.youtube.com/watch?v=ISW3qk5hKWM (0:33 đến 10:30)
- Đáp án câu hỏi củng cố trang 46 SGK: Đáp án D.
=> Kết luận: Cần tỉnh táo và bình tĩnh ứng xử linh hoạt theo ba nguyên tắc mang tính định hướng chung: Hãy chậm lại, Kiểm tra ngay; Dừng lại, không gửi để nhận biết và phòng tránh lừa đảo trên không gian số.
Nội dung 2. Giao tiếp và ứng xử trong môi trường số
Các em hãy cùng thảo luận để trả lời những câu hỏi sau nhé:
- Khi bắt đầu sử dụng mạng Internet là em bắt đầu trở thành một công dân số, được tiếp cận với cả những lợi ích và rủi ro trên mạng. Hãy cùng trao đổi để chỉ ra một vài quy tắc ứng xử chung trong môi trường sô?
- Theo em, cần tuân thủ các quy tắc ứng xử trong môi trường số?
Video trình bày nội dung:
* Nhiệm vụ 1. Quy tắc ứng xử trong môi trường số
- Tất cả HS đều đưa ra được cách ứng xử của mình trong tình huống.
Ví du:
- Tuân thủ pháp luật
- Chia sẻ những thông tin có nguồn chính thống, đáng tin cậy…
* Nhiệm vụ 2:
- Gợi ý trả lời trò chơi “Vượt chướng ngại vật”:
+ Quy tắc tôn trọng, tuân thủ pháp luật.
+ Quy tắc lành mạnh.
+ Quy tắc an toàn, bảo mật thông tin.
+ Quy tắc trách nhiệm.
→ Từ khóa “Ứng xử trong môi trường số”.
- Gợi ý trả lời câu hỏi về hành vi nên và không nên làm khi tham gia mạng xã hội:
1. A, B, D.
2. A, C.
☞ Kết luận: Cần tuân thủ các quy tắc ứng xử trong môi trường số như:
(1) Tôn trọng, tuân thủ pháp luật;
(2) Lành mạnh;
(3) An toàn, bảo mật thông tin;
(4) Trách nhiệm.
……………………..
Nội dung video BÀI 9 còn nhiều phần rất hấp dẫn và thú vị. Hãy cùng đăng kí để tham gia học bài và củng cố kiến thức thông qua hoạt động luyện tập và vận dụng trong video.