Video giảng Tin học ứng dụng 11 Kết nối bài 4 Bên trong máy tính

Video giảng Tin học ứng dụng 11 kết nối bài 4 Bên trong máy tính. Các kiến thức được truyền tải nhẹ nhàng, dễ hiểu. Các phần trọng tâm sẽ được nhấn mạnh, giảng chậm. Xem video, học sinh sẽ dễ dàng hiểu bài và tiếp thu kiến thức nhanh hơn. 

Bạn chưa đủ điều kiện để xem được video này. => Xem video demo

Tóm lược nội dung

BÀI 4: BÊN TRONG MÁY TÍNH

Rất vui được gặp lại các em trong bài học ngày hôm nay!

Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kĩ năng như sau:

- Nhận diện được một số thiết bị trong thân máy, nắm được chức năng và các thông số do hiệu năng của chúng.

- Nhận biết được sơ đồ của các mạch logic AND, OR, NOT và giải thích được vai trò của các mạch logic đó trong thực hiện các tính toán nhị phân.

HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

Trong chương trình tin học ở các lớp dưới, các em đã biết cấu trúc chung của máy tính bao gồm: bộ xử lí trung tâm, bộ nhớ trong, bộ nhớ ngoài, các thiết bị vào - ra. Tuy nhiên, hầu hết các em mới chỉ nhìn thấy các thiết bị bên ngoài như màn hình, bàn phím, chuột, máy chiếu, bộ nhớ ngoài (đĩa cứng rời hay thẻ nhớ USB). Em biết cụ thể trong thân máy có những bộ phận nào không?

Để biết câu trả lời chính xác, chúng ta sẽ cùng đến với bài 4: Bên trong máy tính

HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Nội dung 1. Các thiết bị bên trong máy tính

- Em có biết cụ thể trong thân máy có những bộ phận nào không?

- Có thể đo tốc độ của CPU bằng số phép tính thực hiện trong một giây không?

- Giá tiền của mỗi thiết bị nhớ có phải là một thông số đo chất lượng không?

- Trong các thiết bị của máy tính, thiết bị nào có ảnh hưởng đến tốc độ xử lí của máy tính? Tại sao?

- Đối với nhiều loại CPU, mỗi phép tính sẽ thực hiện như thế nào?

- Giá không chỉ phụ thuộc vào chất lượng mà còn phụ thuộc vào các yếu tố nào?

Video trình bày nội dung:

- Các thiết bị:

a) CPU          b) Đĩa cứng

c) RAM         d) Bảng mạch mở rộng

a) Bộ xử lí trung tâm

- Là thành phần quan trọng nhất của máy tính, đảm nhiệm việc thực hiện các chương trình máy tính.

- Cấu tạo gồm 2 bộ phận chính:

+ Bộ số học và logic: thực hiện tất cả các phép tính số học và logic trong máy tính.

+ Bộ điều khiển: phối hợp đồng bộ các thiết bị của máy tính, đảm bảo máy tính thực hiện đúng chương trình.

b) Bộ nhớ trong ROM và RAM

- RAM: là bộ nhớ có thể ghi được, dùng để ghi dữ liệu tạm thời trong khi chạy các chương trình nhưng không giữ được lâu dài.

- ROM: là bộ nhớ được ghi bằng phương tiện chuyên dùng, các chương trình ứng dụng chỉ có thể đọc mà không thể ghi hay xóa. Có thể lưu dữ liệu lâu dài.

c) Bộ nhớ ngoài

- Có thể đặt bên trong hay bên ngoài thân máy, thường là đĩa từ, đĩa thể rắn, đĩa quang...

- Dùng để lưu trữ dữ liệu lâu dài, không cần nguồn nuôi, giá thành rẻ hơn RAM và có dung lượng lớn.

...........

Nội dung video bài 2: Thực hành sử dụng hệ điều hành còn nhiều phần rất hấp dẫn và thú vị. Hãy cùng đăng kí để tham gia học bài và củng cố kiến thức thông qua hoạt động luyện tập và vận dụng trong video.

Xem video các bài khác