Video giảng Tin học ứng dụng 11 Kết nối bài 3 Phần mềm nguồn mở và phần mềm chạy trên internet

Video giảng Tin học ứng dụng 11 kết nối bài 3 Phần mềm nguồn mở và phần mềm chạy trên internet. Các kiến thức được truyền tải nhẹ nhàng, dễ hiểu. Các phần trọng tâm sẽ được nhấn mạnh, giảng chậm. Xem video, học sinh sẽ dễ dàng hiểu bài và tiếp thu kiến thức nhanh hơn. 

Bạn chưa đủ điều kiện để xem được video này. => Xem video demo

Tóm lược nội dung

BÀI 3: PHẦN MỀM NGUỒN MỞ VÀ PHẦN MỀM CHẠY TRÊN INTERNET

Xin chào các em, cô rất vui được cùng các em tìm hiểu bài học ngày hôm nay!

Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kĩ năng như sau:

- Trình bày được một số khái niệm và nắm được sự khác nhau giữa phần mềm nguồn mở với phần mềm thương mại.

- Hiểu được vai trò của phần mềm nguồn mở và phần mềm thương mại đối với sự phát triển của công nghệ thông tin.

- Biết được phần mềm chạy trên Internet và lợi ích của chúng.

HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

Với ngôn ngữ lập trình bậc cao, chương trình được viết dưới dạng văn bản gần với ngôn ngữ tự nhiên. Văn bản này gọi là mã nguồn. Để máy tính có thể chạy được trực tiếp, chương trình được dịch thành dãy lệnh máy gọi là mã máy. Mã máy rất khó đọc hiểu nên việc dịch sang mã máy còn giúp bảo vệ chống đánh cắp ý tưởng hay sửa đổi phần mềm. Phần mềm chuyển giao dưới dạng mã máy thường được gọi là phần mềm nguồn đóng.

Vào những năm 1970, trong số trường đại học ở Mỹ đã xuất hiện việc chia sẻ mã nguồn để cùng phát triển phần mềm, dẫn tới sự ra đừi của phần mền nguồn mở - một xu hướng có ảnh hưởng lớn tới sự phát triển của công nghệ phần mềm sau này.

Theo em, lợi ích đối với cộng đồng trong việc chia sẻ mã nguồn là gì?

Để hiểu thêm, chúng ta sẽ cùng đi vào bài mới ngày hôm nay: Bài 3 - Phần mềm nguồn mở và phần mềm chạy trên Internet

HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Nội dung 1. Phần mềm nguồn mở

- Theo em, lợi ích của người dùng theo từng cách thức chuyển giao là gì?

- Em hãy cho biết ý nghĩa của yêu cầu “người sửa đổi, nâng cấp phần mềm nguồn mở phải công bố rõ ràng phần nào đã sửa, sửa thế nào so với bản gốc”?

- Ý nghĩa của yêu cầu "phần mềm sửa đổi một phần mềm nguồn mở theo GPL cũng phải mở theo giấy phép của GPL” là gì?

Video trình bày nội dung:

- Lợi ích của người dùng theo từng cách thức chuyển giao là:

1. Người dùng phải mua để được sử dụng và khó có thể tự sửa chữa được.

2. Người dùng được tự do sử dụng mà không phải xin phép.

3. Người dùng không phải trả tiền, không phải xin phép và còn được tự sửa đổi, cải tiến.

→ Phần mềm nguồn mở đang mang lại một cơ hội lớn cho người dùng.

a) Phân loại phần mềm theo cách chuyển giao sử dụng

- Các loại phần mềm tương ứng với ba cách thức chuyển giao trong Hoạt động 1 được gọi lần lượt là:

+ Phần mềm thương mại:

●      Là phần mềm để bán.

●      Hầu hết các phần mềm thương mại là loại nguồn đóng để bảo vệ ý tưởng và chống sửa đổi.

●      VD: Microsoft Word, Adobe Photoshop,...

+ Phần mềm tự do:

●      Là phần mềm không chỉ miễn phí mà còn được tự do sử dụng mà không phải xin phép.

●      Phần mềm tự do có thể ở dạng mã máy hoặc mã nguồn.

●      VD: phần mềm Acrobat Reader, Red Hat Linux...

+ Phần mềm nguồn mở:

●      Là phần mềm được cung cấp cả mã nguồn để người dùng có thể tự sửa đổi, cải tiến, phát triển, phân phối lại theo một quy định gọi là giấy phép.

●      VD: phần mềm Inkscape, GIMP, IDLE (Python)...

b) Giấy phép đối với phần mềm nguồn mở

- Điểm mâu thuẫn là:

+ Theo quy định về bản quyền, các tác giả của phần mềm có quyền bảo vệ chống phần mềm bị sửa đổi gây phương hại đến uy tín và danh dự của tác giả, Nếu là người đầu tư, các tác giả còn giữ cả quyền tạo bản sao, sửa đổi, nâng cấp phần mềm, quyền chuyển giao sử dụng....

+ Trong khi đó, phần mềm nguồn mở được cung cấp cả mã nguồn để người dùng có thể tự sửa đổi, cải tiến, phát triển,...

- Giấy phép không chỉ đề cập đến quyền sử dụng mà còn liên quan đến nhiều vấn đề khác, ví dụ:

+ Các tác giả có được miễn trừ bảo hành hay không, có bị kiện vì những sai sót của phần mềm hay không.

+ Người sửa đổi phần mềm có bắt buộc phải công bố rõ các tác giả trước đó hay không, bản sửa đổi có phải công khai dưới dạng nguồn mở hay không.

+ Được sao chép và phân phối phần mềm, có quyền yêu cầu trả phí cho việc chuyển giao đó nhưng phải thông báo rõ ràng về bản quyền gốc và thông báo miễn trừ trách nhiệm bảo hành.

+ Được sửa đổi và phân phối bản sửa đổi với điều kiện phải công bố mã nguồn phần sửa đổi, nêu rõ đó là bản được thay đổi, chỉ rõ các thành phần thay đổi, phải áp dụng giấy phép GNU GPL do chính phần thay đổi đó.

...........

Nội dung video bài 3: Phần mềm nguồn mở và phần mềm chạy trên Internet còn nhiều phần rất hấp dẫn và thú vị. Hãy cùng đăng kí để tham gia học bài và củng cố kiến thức thông qua hoạt động luyện tập và vận dụng trong video.

Xem video các bài khác