Video giảng Tin học 9 cánh diều Chủ đề E3 Bài 3: Hàm điều kiện IF (tiếp theo)

Video giảng Tin học 9 cánh diều Chủ đề E3 Bài 3: Hàm điều kiện IF (tiếp theo). Các kiến thức được truyền tải nhẹ nhàng, dễ hiểu. Các phần trọng tâm sẽ được nhấn mạnh, giảng chậm. Xem video, học sinh sẽ dễ dàng hiểu bài và tiếp thu kiến thức nhanh hơn. 

Bạn chưa đủ điều kiện để xem được video này. => Xem video demo

Tóm lược nội dung

E3. SỬ DỤNG BẢN TÍNH ĐIỆN TỬ NÂNG CAO

BÀI 3: HÀM ĐIỀU KIỆN IF (TIẾP THEO)

Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kĩ năng như sau:

  • Quy tắc viết nhiều hàm IF lồng nhau.
  • Cách thực hiện và xác định được kết quả của công thức có nhiều hàm IF lồng nhau. 

HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

Trước khi bước vào bài học ngày hôm nay, các em suy nghĩ và trả lời câu hỏi.

HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Nội dung 1: Tìm hiểu về các hàm IF lồng nhau

Theo chỉ dẫn trong sơ đồ khối tại Hình 1, em hãy thực hiện xếp loại lần lượt cho ba học sinh khác nhau có tổng điểm tương ứng là 23.0, 25.5 và 27.5. Em có nhận xét gì về quy tắc xếp loại theo sơ đồ khối này?

E3. SỬ DỤNG BẢN TÍNH ĐIỆN TỬ NÂNG CAOBÀI 3: HÀM ĐIỀU KIỆN IF (TIẾP THEO)

Video trình bày nội dung:

Quy tắc

IF(<ĐK1>, <GT1>,IF(<ĐK2>, <GT2>, <GT3>))

Hai hàm IF lồng nhau được thực hiện như sau:

- Đầu tiên, xác định kết quả của <ĐK1>.

- Nếu kết quả của <ĐK1> là TRUE thì kết quả hàm IF là <GT1>.

- Nếu kết quả của <ĐK1> là FALSE thì tiếp tục xác định kết quả của <ĐK2>.

+ Nếu kết quả của <ĐK2> là TRUE thì kết quả hàm IF là <GT2>.

+ Nếu kết quả của <ĐK2> là FALSE thì kết quả hàm IF là <GT3>.

Lưu ý: <GT3> có thể thay bằng một hàm IF khác, trong hàm IF đó lại có thể chứa thêm hàm IF khác nữa.

Nội dung 2: Thực hành

Trên bảng điểm thi học kì 1 sử dụng trong Mục 1 (đã có cột Xếp loại):

1) Thêm cột Phần thưởng vào giữa cột Xếp loại và cột Ghi chú. Thực hiện điền dữ liệu cho cột Phần thưởng theo quy tắc: Nếu xếp loại là “Xuất sắc” thì điền giá trị 100 000, nếu xếp loại là "Giỏi” thì điền giá trị 50 000, còn lại thì điền giá trị 0.

2) Sao chép toàn bộ bảng điểm xuống phía dưới của bảng điểm hiện tại. Thực hiện điền giá trị cho cột Xếp loại theo quy tắc mới là: Nếu tổng điểm từ 27 trở lên thì xếp loại là “Xuất sắc”, nếu tổng điểm từ 24 đến dưới 27 thi xếp loại là "Giỏi", nếu tổng điểm từ 21 đến dưới 24 thì xếp loại là “Khá”, nếu tổng điểm từ 15 đến dưới 21 thi xếp loại là “Đạt”, còn lại là “Chưa đạt".

3) Nhận xét về sự thay đổi của cột Xếp loại, cột Phần thưởng của bảng điểm phía dưới so với bảng điểm ban đầu.

Video trình bày nội dung:

1) Sử dụng hai hàm IF lồng nhau để thực hiện điền ba giá trị số khác nhau cho cột Phần thưởng. Lập công thức cho học sinh đầu tiên tại ô J3 với các tham số: <ĐK1> là I3=Xuất sắc"; <ĐK2> là I3="Giỏi"; <GT1> là 100 000, <GT2> là 50 000 và <GT3> là 0. Sao chép công thức từ ô J3 xuống cho các ô khác cùng cột.

E3. SỬ DỤNG BẢN TÍNH ĐIỆN TỬ NÂNG CAOBÀI 3: HÀM ĐIỀU KIỆN IF (TIẾP THEO)

2) Giả sử bản sao của bảng điểm có tiêu đề đặt tại dòng 20, dữ liệu của học sinh đầu tiên tại dòng 21; vị trí các cột vẫn như bảng điểm ở trên. Tại ô I21, lập công thức mới để điền giá trị cột Xếp loại là: =IF(G21>=27, "Xuất sắc", IF(G21>=24, "Giỏi", IF(G21>=21, "Khá", IF(G21>=15, "Đạt", "Chưa đạt"))))…

………..

Nội dung video Bài 3: Hàm điều kiện IF (tiếp theo) còn nhiều phần rất hấp dẫn và thú vị. Hãy cùng đăng kí để tham gia học bài và củng cố kiến thức thông qua hoạt động luyện tập và vận dụng trong video.

Xem video các bài khác