Video giảng Tin học 9 cánh diều Chủ đề E3 Bài 2: Hàm điều kiện IF
Video giảng Tin học 9 cánh diều Chủ đề E3 Bài 2: Hàm điều kiện IF. Các kiến thức được truyền tải nhẹ nhàng, dễ hiểu. Các phần trọng tâm sẽ được nhấn mạnh, giảng chậm. Xem video, học sinh sẽ dễ dàng hiểu bài và tiếp thu kiến thức nhanh hơn.
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được video này. => Xem video demo
Tóm lược nội dung
E3. SỬ DỤNG BẢN TÍNH ĐIỆN TỬ NÂNG CAO
BÀI 2: HÀM ĐIỀU KIỆN IF
Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kĩ năng như sau:
- Quy tắc viết hàm IF và quy tắc thực hiện hàm IF.
- Hàm IF trong một số tình huống đơn giản.
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
Trước khi bước vào bài học ngày hôm nay, các em suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Nội dung 1: Tìm hiểu về hàm điều kiện IF
Em hãy đọc thông tin mục 1 SGK trang 38 - 39 và tìm hiểu về quy tắc viết hàm IF.
Video trình bày nội dung:
Quy tắc:
IF(<ĐK>,<GT1>,<GT2>)
Trong đó, <ĐK> ở dạng đơn giản là một biểu thức so sánh được viết như sau:
<Biểu thức 1><Phép so sánh><Biểu thức 2>
<Phép so sánh> là một toán tử.
Bảng 1. Các phép so sánh
Kí hiệu | Ý nghĩa |
<> | So sánh khác |
>= | Lớn hơn hoặc bằng |
> | Lớn hơn |
<= | Nhỏ hơn hoặc bằng |
< | Nhỏ hơn |
= | Bằng |
+ <Biểu thức 1>, <Biểu thức 2>, <GT1>, <GT2> có thể là một giá trị dữ liệu cụ thể (như một giá trị số, một cụm từ), hoặc một địa chỉ ô tính, hoặc kết quả của một biểu thức tính toán…
Nội dung 2: Tìm hiểu về hàm liên kết nhiều điều kiện AND, OR
Em hãy đọc thông tin mục 2 SGK tr.39 và tìm hiểu về hàm liên kết nhiều điều kiện AND, OR.
Video trình bày nội dung:
- Hàm AND trả về giá trị TRUE khi tất cả các biểu thức logic trong danh sách tham số đều có giá trị TRUE. Hàm AND trả về giá trị FALSE trong các trường hợp khác.
Ví dụ:
- Hàm OR trả về giá trị FALSE khi tất cả các biểu thức logic trong danh sách tham số đều có giá trị FALSE. Hàm OR trả về giá trị TRUE trong các trường hợp các.
Ví dụ:
Nội dung 3: Thực hành
Trên bảng dữ liệu, đã có cột Tặng quà sau phần Hoạt động, em hãy thực hiện các yêu cầu sau:
1) Tạo thêm cột Nhắc việc tại cột J và điền dữ liệu theo quy tắc: Nếu điểm trung bình nhỏ hơn 8 thì ghi là “Tìm hiểu nguyên nhân", ngược lại ghi là “Đạt".
2) Tạo thêm cột Cộng thi đua tại cột K và diễn dữ liệu theo quy tắc: Nếu tổng điểm từ 24 trở lên và không có môn nào dưới 7.5 thì điền giá trị 10, ngược lại thì điểm giá trị 0
Video trình bày nội dung:
1) Vì giá trị cần diễn tuỳ thuộc vào kết quả so sánh điểm trung bình và giá trị 8 nên ta cần sử dụng hàm IF. Các tham số của hàm IF tại ô J3 như sau: <ĐK> là H3<8; <GTI> là "Tìm hiểu nguyên nhân"; <GT2> là "Đạt".
Sao chép công thức từ ô J3 xuống các ô trong khối ô J4:J8.
2) Tương tự như 1), ta cần sử dụng hàm IF. Tuy nhiên, điều kiện là liên kết của nhiều điều kiện nên cần sử dụng hàm AND trong tham số <ĐK> của hàm IF…
………..
Nội dung video Bài 2: Hàm điều kiện IF còn nhiều phần rất hấp dẫn và thú vị. Hãy cùng đăng kí để tham gia học bài và củng cố kiến thức thông qua hoạt động luyện tập và vận dụng trong video.