Video giảng tiếng việt 4 chân trời bài 3 Gieo ngày mới

Video giảng tiếng Việt 4 chân trời bài 3 Gieo ngày mới. Các kiến thức được truyền tải nhẹ nhàng, dễ hiểu. Các phần trọng tâm sẽ được nhấn mạnh, giảng chậm. Xem video, học sinh sẽ dễ dàng hiểu bài và tiếp thu kiến thức nhanh hơn. 

Bạn chưa đủ điều kiện để xem được video này. => Xem video demo

Tóm lược nội dung

BÀI 3: GIEO NGÀY MỚI

Xin kính chào các em học sinh yêu quý!

 

Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kĩ năng như sau:

- Chia sẻ được về việc làm đề bắt đầu vào ngày mới của mỗi người trong gia đình; nêu được phỏng đoán của bản thân về nội dung bài đọc qua tên bài, hoạt động khởi động và tranh minh hoa.

- Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng nhịp thơ, đúng logic ngữ nghĩa; phân biệt được lời nhân vật “em”; trả lời được các câu hỏi tìm hiểu bài. Hiểu được nội dung bài đọc: Giống như mọi người, em cũng có cách riêng để bắt đầu ngày mới. Tình yêu và chuỗi cười giòn tan, trong trẻo của em: giúp ngày mới tràn ngập niềm vui. Từ đó, rút ra được ý nghĩa: Mỗi người nên chọn những việc làm phú bọp, có ích đề ngày mới bắt đầu có ý nghĩa.

- Tìm đọc được mội truyện viết về thiếu nhi làm việc lột, thiếu nhi chăm ngoan, thiếu nhi sáng tạo, viết được Nhật kí đọc sách và chia sẻ được với bạn về tình cảm, suy nghĩ hoặc cách ứng xử nếu gặp tình huống tương tự tình huống của nhân vật trong truyện.

- Nhận diện và biết cách sử dụng danh từ chung, danh từ riêng.

- Nhận diện và viết được đoạn mở bài, đoạn kết bài cho bài văn kể chuyện đã đọc, đã nghe.

- Biết cách trao đổi với bạn bè hoặc người thân về việc làm của em để bắt đầu ngày mới có ý nghĩa.

HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

- GV trình chiếu cho HS quan sát tranh minh họa SGK tr.18.

- GV tổ chức cho HS hoạt động theo nhóm (4 – 6 HS/ nhóm), kể cho bạn nghe về những việc làm bắt đầu ngày mới của mỗi người trong gia đình.

HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Nội dung 1: Luyện đọc thành tiếng

- GV đọc mẫu cho HS nghe: toàn bài đọc với giọng trong sáng, vui tươi, giọng nhân vật “em” hồn nhiên, trong trẻo, tươi vui; nhấn giọng ở những từ ngữ chỉ công việc và kết quả công việc của mỗi người, vật được nhắc đến trong bài thơ,...

- Gv tổ chức hướng dẫn HS đọc và luyện đọc:

+ Từ khó: gieo, gặt, giòn tan,...

+ Cách ngắt nghỉ và luyện đọc một số dòng thơ thể hiện cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật:…

Nội dung 2: Luyện đọc hiểu

- GV hướng dẫn HS giải nghĩa một số từ khó:

+ Mùa vàng: ý trong bài nói về mong ước lúa được mùa.

+ chồi non: ý nói các bạn nhỏ giống như những mầm cây bé nhỏ.

- GV tổ chức cho HS đọc thầm lại bài thơ, thảo luận theo nhóm đôi để trả lời câu hỏi trong SHS. Ở câu hỏi 2, GV có thể chia nhỏ nhiệm vụ cho HS thảo luận:

+ Câu 1: Ngày mới của mỗi người bắt đầu bằng việc gì?

+ Câu 2: Mỗi hình ảnh dưới đây gợi ra điều gì?

+ Câu 3: Em thích hình ảnh nào trong khổ 4? Vì sao?

+ Câu 4: Cách gieo ngày mới của bạn nhỏ có gì đặc biệt? Vì sao?

Video trình bày nội dung:

+ Câu 1: Ngày mới của cha bắt đầu bằng việc dắt trâu ra đồng, của mẹ bắt đầu bằng việc bắc gầu tát nước, của cô giáo bắt đầu bằng một bài giảng mới, của bà bắt đầu bằng việc dệt một chiếc khăn quàng cho cháu.

+ Câu 2:

- “Mùa vàng ấm áp” nói lên mong ước mùa màng bội thu, đem lại cuộc sống ấm no cho con người.

- “Ước mơ xanh” nói về những ước mơ đẹp của HS.

- “Chồi non vươn lớn” là hình ảnh các bạn HS dầu lớn lên, trưởng thành hơn.

- “Hoa trái ngọt lành” nói về thành quả ngọt ngào của thầy cô, đó chính là những bạn HS ngoan.

+ Câu 3: Khuyến khích HS trả lời theo cảm nhận của riêng mình.

+ Câu 4: Bạn nhỏ gieo ngày mới bằng yêu thương và một chuỗi cười. Khi chưa đủ sức làm được những việc lớn thì tình yêu và chuỗi cười giòn tan, trong trẻo của bạn nhỏ chính là cách tốt nhất giúp ngày mới của mọi người tràn ngập niềm vui.

Nội dung 3: Luyện đọc lại và học thuộc lòng.

………..

Nội dung video bài 3: Gieo ngày mới còn nhiều phần rất hấp dẫn và thú vị. Hãy cùng đăng kí để tham gia học bài và củng cố kiến thức thông qua hoạt động luyện tập và vận dụng trong video.

Xem video các bài khác