Video giảng Ngữ văn 6 Chân trời bài 5: Viết

Video giảng Ngữ văn 6 Chân trời bài 5: Viết. Các kiến thức được truyền tải nhẹ nhàng, dễ hiểu. Các phần trọng tâm sẽ được nhấn mạnh, giảng chậm. Xem video, học sinh sẽ dễ dàng hiểu bài và tiếp thu kiến thức nhanh hơn. 

Bạn chưa đủ điều kiện để xem được video này. => Xem video demo

Tóm lược nội dung

BÀI 5: VIẾT : VIẾT BÀI VĂN TẢ CẢNH SINH HOẠT

Chào mừng các em đến với bài học ngày hôm nay!

Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kĩ năng như sau:

- Biết viết VB bảo đàm các bước: chuẩn bị trước khi viết (xác định đề tài, mục đích, thu thập tư liệu); tìm ý và lập dàn ý; viết bài; xem lại và chỉnh sửa, rút kinh nghiệm.

- Viết được bài văn tả cảnh sinh hoạt.

HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG:

Trước khi vào bài học, cô mời cả lớp cùng trả lời câu hỏi sau : quan sát tranh , đặt câu hỏi gợi mở cho HS: Bức tranh này thể hiện vào dịp nào? Tại sao em nhận định như vậy? Người dân có những hoạt động gì ?

 

BÀI 5: VIẾT : VIẾT BÀI VĂN TẢ CẢNH SINH HOẠT

HS tiếp nhận nhiệm vụ, chia sẻ những suy nghĩ, cảm xúc của bản thân.

HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ

Nội dung 1: Tìm hiểu các yêu cầu đối với cách làm bài tả cảnh sinh hoạt

Để tìm hiểu về vấn đề này, cả lớp sẽ cùng làm việc theo nhóm, thực hiện nhiệm vụ sau : + Kiểu bài tả cảnh sinh hoạt là kiểu bài như thế nào?

+ Hãy rút ra những đặc điểm của kiểu bài này? 

Video trình bày nội dung:

1. Khái niệm

- Tả cảnh sinh hoạt là dùng khả năng quan sát và lời văn gợi tà, làm sống lại bức tranh sinh hoạt, giúp người đọc hình dung được rõ nét về không khí, đặc điểm nổi bật của cảnh đó

2. Yêu cầu đối với kiểu bài tả cảnh sinh hoạt

- Giới thiệu được cảnh sinh hoạt, thời gian và địa điểm diễn ra cảnh sinh hoạt.

- Tả lại cành sinh hoạt theo một trật tự hợp lí (từ xa đến gần, từ bao quát đến cụ thể,...).

- Thể hiện được hoạt động của con người trong thời gian, không gian cụ thể.

- Gợi tà được quang cảnh, không khí chung, những hình ảnh tiêu biểu, nổi bật của bức tranh sinh hoạt.

- Sử dụng phù hợp các từ ngữ chỉ đặc điểm, tính chất, hoạt động,...

- Nêu được suy nghĩ, cảm nhận của người viết vể cảnh được miêu tả.

- Cấu trúc bài văn gồm ba phần:

  • Mở bài: giới thiệu cảnh sinh hoạt.
  • Thân bài: miêu tà cảnh sinh hoạt theo một trình tự hợp lí.

Kết bài: phát biểu suy nghĩ hoặc nêu ấn tượng chung về cảnh sinh hoạt.

Nội dung 2: Phân tích ví dụ tham khảo

Cô và cả lớp sẽ cùng làm việc, quan sát và các em hãy trả lời câu hỏi sau : 

+  Đoạn mở bài và kết bài đã đáp ứng được yêu cầu về bài văn tả cảnh sinh hoạt chưa?

+ Tác giả miêu tả cảnh chợ nổi trên sông theo trình tự nào?

+ Bài văn có gợi tả được cử chỉ, hành động của con người gắn với thời gian, không gian cụ thể? Có sự dụng các biện pháp tu từ khi diễn đạt?

+ Người viết có phối hợp các giác quan trong khi quan sát cảnh chợ nổi trên sông?

+ Người viết đã đứng ở đâu để quan sát? Vị trí ấy là cố định hay có dịch chuyển, thay đổi và có giúp việc quan sát thuận lợi hơn không?

+ Từ bài văn trên, em học được những gì về cách miêu tả một cảnh sinh hoạt?

Video trình bày nội dung:

1. Đoạn mở bài và kết bài của bài văn đã đáp ứng yêu cầu của bài văn tả cảnh sinh hoạt.

  • Mở bài: giới thiệu cảnh sinh hoạt chợ nổi Cái Răng.
  • Kết bài: phát biểu ấn tượn cảm xúc sau khi thăm phiên chợ nổi.

2. Tác giả miêu tả cảnh chợ nổi trên sông theo trình tự từ bao quát đến cụ thể.

3. Bài văn gợi tả được cử chỉ, hành động của con người gắn với thời gian, không gian cụ thể: các tiếng rao trên các con thuyền. Tác giả có sử dụng các biện pháp tu từ khi diễn đạt như so sánh, hoán dụ

4. Người viết có phối hợp các giác quan trong khi quan sát cảnh chợ nổi trên sông gồm: thị giác, thính giác, xúc giác.

5. Người viết đã đứng ở trên xuồng máy để quan sát. Xuồng máy đi trên sông nên tác giả có thể dịch chuyển, thay đổi và có thể quan sát khung cảnh chợ nổi  rõ ràng, chi tiết.

………..

Nội dung video bài 5: Viết bài văn tả cảnh sinh hoạt còn nhiều phần rất hấp dẫn và thú vị. Hãy cùng đăng kí để tham gia học bài và củng cố kiến thức thông qua hoạt động luyện tập và vận dụng trong video.

Xem video các bài khác