Video giảng Ngữ văn 10 chân trời bài 2: Thực hành tiếng việt trang 50

Video giảng Ngữ văn 10 chân trời bài 2: Thực hành tiếng việt trang 50. Các kiến thức được truyền tải nhẹ nhàng, dễ hiểu. Các phần trọng tâm sẽ được nhấn mạnh, giảng chậm. Xem video, học sinh sẽ dễ dàng hiểu bài và tiếp thu kiến thức nhanh hơn. 

Bạn chưa đủ điều kiện để xem được video này. => Xem video demo

Tóm lược nội dung

THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT

Chào mừng các em đến với bài học ngày hôm nay!

Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kĩ năng như sau:

- Biết cách đánh dấu phần bị tỉnh lược trong văn bản, cách chú thích trích dẫn và ghi cước chú.

HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

Trước khi vào bài, cô có câu hỏi muốn tất cả chúng ta cùng suy nghĩ và trả lời: Trích dẫn là gì?

HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

I. LÝ THUYẾT

Nội dung 1.  Cách đánh dấu phần bị tỉnh lược trong văn bản

Khi tạo lập văn bản, người viết có thể sử dụng một số cách thức để đánh dấu phần bị tỉnh lược trong văn bản là?

Video trình bày nội dung:

Khi tạo lập văn bản, người viết có thể sử dụng một số cách thức dưới đây để đánh dấu phần bị tỉnh lược trong văn bản:

- Dùng kí hiệu dấu chấm lửng đặt trong ngoặc đơn (…) hoặc móc vuông […].

- Dùng cụm từ chỉ báo về sự tỉnh lược như: lược dẫn, lược một đoạn,..

- Dùng một đoạn ngắn tóm tắt nội dung phần bị tỉnh lược.

- Kết hợp một số cách nêu trên

Nội dung 2.  Cách chú thích trích dẫn và ghi cước chú

Cước chú là chú thích thường đặt ở cuối trang trong một quyển sách hoặc văn bản. Một cước chú gồm mấy phần?

 Video trình bày nội dung:

Chú thích trích dẫn là ghi rõ nguồn/ xuất xứ của tài liệu (tên tác giả, tên tài liệu, nhà xuất bản, năm xuất bản, trang được trích dẫn,…) mà người viết sử dụng. Khi trích dẫn nguyên văn, phần trích dẫn cần chính xác từng câu, từng chữ,… và phải được đặt trong dấu ngoặc kép. Khi trích dẫn ý tưởng, chúng ta không sử dụng dấu ngoặc kép, có thể diễn đạt theo cách viết của mình nhưng cần đảm bảo đúng nội dung của bản gốc.

Cước chú là chú thích thường đặt ở cuối trang trong một quyển sách hoặc văn bản. Một cước chú gồm hai phần:

+ Phần con số đánh dấu đặt trong trang, ngay sau đoạn văn bản cần được chú thích.

+ Phần chú thích đặt ở chân trang mở đầu bằng con số tương ứng.

………..

Nội dung video bài 2: Thực hành Tiếng Việt còn nhiều phần rất hấp dẫn và thú vị. Hãy cùng đăng kí để tham gia học bài và củng cố kiến thức thông qua hoạt động luyện tập và vận dụng trong video.

Xem video các bài khác