Video giảng Lịch sử 8 cánh diều Bài 9: Các nước Âu - Mỹ từ cuối thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX (Phần 1)

Video giảng Lịch sử 8 cánh diều Bài 9: Các nước Âu - Mỹ từ cuối thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX (Phần 1). Các kiến thức được truyền tải nhẹ nhàng, dễ hiểu. Các phần trọng tâm sẽ được nhấn mạnh, giảng chậm. Xem video, học sinh sẽ dễ dàng hiểu bài và tiếp thu kiến thức nhanh hơn. 

Bạn chưa đủ điều kiện để xem được video này. => Xem video demo

Tóm lược nội dung

BÀI 9. CÁC NƯỚC ÂU – MỸ TỪ CUỐI THẾ KỈ XIX ĐẾN ĐẦU THẾ KỈ XX

Xin chào các em, chúng ta cùng nhau học bài Lịch sử của ngày hôm nay nhé!

Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kĩ năng như sau:

  • Tìm hiểu, nhận thức, tư duy lịch sử: thông qua việc khai thác các nguồn thông tin, tư liệu và hình ảnh để mô tả được những nét chính về quá trình hình thành của chủ nghĩa đế quốc; nhận biết được những chuyển biến lớn về kinh tế, chính sách đối nội và đối ngoại của các nước đế quốc (Anh, Pháp, Đức và Mỹ) từ cuối thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX.
  • Vận dụng kiến thức: thông qua việc lấy dẫn chứng các nước đế quốc Anh, Pháp, Đức, Mỹ đẩy mạnh mở rộng thị trường và xâm chiếm thuộc địa trong quá trình chuyển sang chủ nghĩa đế quốc; liên hệ việc đế quốc Pháp xâm lược và bóc lột nhân dân Việt Nam.

HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

Trước khi vào bài học, chúng ta cùng thảo luận trả lời câu hỏi sau.

Em hãy cho biết việc ra đời của các tổ chức độc quyền có tác độn như thế nào đối với tình hình các nước Âu – Mỹ?

HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Nội dung 1. Sự ra đời của chủ nghĩa tư bản độc quyền

Em hãy cho biết có những Nguyên nhân nào dẫn đến việc xuất hiện các tổ chức độc quyền ở các nước  Âu - Mỹ từ cuối thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX?

Video trình bày nội dung:

- Nguyên nhân xuất hiện các tổ chức độc quyền:

+ Nhờ ứng dụng thành tựu cách mạng công nghiệp, kinh tế tư bản các nước Âu – Mỹ phát triển nhanh chóng.

+ Các nhà tư bản có xu hướng tập trung sản xuất, tập trung tư bản. 

→ Các tổ chức độc quyền ra đời, từng bước chi phối và lũng đoạn đất nước. 

Tổ chức độc quyền: là liên minh giữa những nhà tư bản to để tập trung vào trong tay một phần to (thậm chí toàn bộ) món hàng của một ngành, cho phép liên minh này phát huy ảnh hưởng quyết định đến quá trình sản xuất và lưu thông của lĩnh vực đó.

- Các hình thức và tác động của tổ chức độc quyền:

+ Hình thức: các-ten, xanh-đi-ca (ở Anh, Pháp, Đức), tơ-rớt (ở Mỹ),…

Các-ten là hình thức đơn vị độc quyền dựa trên sự kí kết hiệp định giữa các xí nghiệp thành viên để thoả thuận với nhau về giá cả, qui mô sản lượng, thị trường tiêu thụ, kì hạn thanh toán… Còn việc sản xuất và tiêu thụ hàng hóa do bản thân mỗi thành viên thực hiện.

Xanh-đi-ca là tổ chức độc quyền, trong đó việc tiêu thụ hàng hóa do một ban quản trị chung đảm nhiệm, nhưng sản xuất vẫn là công việc độc lập của mỗi thành viên.

- Các-ten và xanh-đi-ca  bị phá vỡ khi tương quan lực lượng thay đổi. Vì vậy, một hình thức độc quyền mới ra đời là tơ-rớt.

- Tơ-rớt thống nhất cả việc sản xuất và tiêu thụ vào tay một ban quản trị chung, còn các thành viên trở thành các cổ đông.

+ Tác động: các nhà tư bản thỏa thuận ở những mức độ khác nhau về vốn, số lượng sản xuất, thị trường,…

- Đặc điểm của các tổ chức độc quyền trong lĩnh vực ngân hàng:

+ Từ việc cho vay vốn, các nhà tư bản ngân hàng đã tham gia vào sản xuất, kinh doanh.

+ Tư bản công nghiệp cũng góp vốn vào ngân hàng.

→ Hình thành tầng lớp tư bản tài chính, thao túng về kinh tế, tài chính,… của quốc gia.

Nội dung 2. Sự mở rộng thị trường và xâm chiếm thuộc địa

Theo em, có những lí do nào để các nước tư bản đẩy mạnh mở rộng thị trường, xâm chiếm thuộc địa?

Video trình bày nội dung:

- Lí do các nước tư bản đẩy mạnh mở rộng thị trường, xâm chiếm thuộc địa:

+ Cuối thế kỉ XIX, các nước tư bản Âu – Mỹ đẩy mạnh mở rộng thị trường, xâm chiếm thuộc địa:

  • Anh, Pháp: đã có nhiều thuộc địa nhưng vẫn muốn mở rộng thêm.
  • Đức, Mỹ: đang trên đà phát triển, nhưng lại có quá ít thuộc địa, khao khát thị trường. 

→ Mâu thuẫn giữa các nước tư bản trong giai đoạn này diễn ra gay gắt. 

- Thuộc địa của các nước đế quốc Anh, Pháp, Đức và Mỹ vào đầu thế kỉ XX:

+ Đế quốc Anh: Bắc Mỹ, Nam Phi, Ấn Độ, Ô-xtrây-li-a,…

+ Đế quốc Pháp: Bắc Phi, Việt Nam, Ấn Độ Dương,…

+ Đế quốc Đức: Tây Phi, Tây Nam Phi, Đông Phi,…

+ Đế quốc Mỹ: Bắc Mỹ.

………..

Nội dung video bài 9. Các nước Âu – Mỹ từ cuối thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX còn nhiều phần rất hấp dẫn và thú vị. Hãy cùng đăng kí để tham gia học bài và củng cố kiến thức thông qua hoạt động luyện tập và vận dụng trong video.

Xem video các bài khác