Video giảng Lịch sử 8 cánh diều Bài 16: Việt Nam nửa sau thế kỉ XIX (P4)

Video giảng Lịch sử 8 cánh diều Bài 16: Việt Nam nửa sau thế kỉ XIX (P4). Các kiến thức được truyền tải nhẹ nhàng, dễ hiểu. Các phần trọng tâm sẽ được nhấn mạnh, giảng chậm. Xem video, học sinh sẽ dễ dàng hiểu bài và tiếp thu kiến thức nhanh hơn. 

Bạn chưa đủ điều kiện để xem được video này. => Xem video demo

Tóm lược nội dung

BÀI 16 : VIỆT NAM NỬA SAU THẾ KỈ XIX

Chào mừng các em đến với bài học ngày hôm nay!

Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kĩ năng như sau:

  • Quá trình thực dân Pháp xâm lược và cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam từ năm 1858 – 1884
  • Những hoạt động tiêu biểu của Việt Nam nửa sau thế kỉ XIX.

HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

Trước khi vào bài học, em hãy tìm hiểu :

Cuộc kháng chiến chống Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần thứ hai (1882 – 1883) diễn ra như thế nào? 

HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

NỘI DUNG 1 : QUÁ TRÌNH THỰC DÂN PHÁP XÂM LƯỢC VÀ CUỘC KHÁNG CHIẾN CỦA NHÂN DÂN VIỆT NAM TỪ NĂM 1858 -1884

Hoạt động 1. Giai đoạn 1858-1873

Em hãy cho biết, quá trình thực dân Pháp xâm lược và cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam giai đoạn từ 1858 - 1873 diễn ra như thế nào?

Video trình bày nội dung:

Địa điểm

Hoạt động của

thực dân Pháp

Phản ứng của triều đình Huế và các tầng lớp nhân dân

Tại Đà Nẵng

Ngày 1/9/1858, liên quân Pháp – Tây Ban Nha nổ súng tấn công Đà Nẵng, mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam.

Quân dân Đà Nẵng (dưới sự chỉ huy của Nguyễn Tri Phương) chống trả quyết liệt.

→ Pháp không thực hiện được kế hoạch “đánh nhanh, thắng nhanh”.

Tại các tỉnh miền Đông Nam Kì

Tháng 2/1859, liên quân Pháp – Tây Ban Nha kéo vào Nam Kì, đánh chiếm thành Gia Định.

- Quan quân triều đình chống cự yếu ớt, nhanh chóng tan rã.

- Nhân dân Gia Định tự tổ chức lực lượng chống Pháp, ngày đêm quấy rối, đột kích khiến quân Pháp gặp nhiều khó khăn.

 

Năm 1860, Pháp điều quân sang chiến trường khác, để lại ở Gia Định 1 000 quân canh giữ phòng tuyến dài 10 km.

Nguyễn Tri Phương huy động lực lượng tập trung củng cố Đại đồn Chí Hòa, tổ chức phòng thủ.

 

Năm 1861 – 1862, Pháp tập trung quân về Gia Định, tấn công, xâm lược Đại đồn Chí Hòa, lần lượt đánh chiếm các tỉnh Định Tường, Biên Hòa, Vĩnh Long.

- Quân triều đình kháng cự quyết liệt nhưng bị thua và rút chạy.

- Phong trào kháng chiến của nhân dân dâng cao, tiêu biểu là khởi nghĩa của Trương Định.

- Triều đình Huế vội vã khí với Pháp Hiệp ước Nhâm Tuất (1862).

Tại các tỉnh miền Tây Nam Kì

Từ 20 đến 24/6/1867, thực dân Pháp đánh chiếm ba tỉnh Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên.

→ Tuyên bố 6 tỉnh Nam Kì là đất Pháp, chính quyền duy nhất là chính quyền thuộc địa Pháp.

- Triều đình bất lực.

- Phong trào chống Pháp của nhân dân Nam Kì dưới sự lãnh đạo của văn thân, sĩ phu yêu nước phát triển dưới nhiều hình thức.

→ Đều bị dập tắt.

Hoạt động 2. Giai đoạn 1873-1884

Trình bày những hành động của quân Pháp, hành động của nhân dân Bắc kì và hành động của triều đình Huế trong cuộc chiến chống Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần thứ nhất (1873 – 1874), Hiệp ước Giáp Tuất.

Video trình bày nội dung:

a. Chống Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần thứ nhất (1873 – 1874), Hiệp ước Giáp Tuất

* Hành động của quân Pháp

- Tháng 10/1873: Gác-ni-ê chỉ huy hơn 200 quân Pháp từ Sài Gòn kéo ra Bắc Kì. 

- Ngày 20/11/1873: Quân Pháp đánh thành Hà Nội. 

→ Nguyễn Tri Phương chỉ huy quân sĩ, bị địch bắt. 

→ Quân Pháp chiếm được thành Hà Nội, mở rộng chiếm một số tỉnh lân cận. 

* Hành động của nhân dân Bắc Kì

Nhân dân Hà Nội, các tỉnh Bắc Kì tiếp tục kháng chiến. 

- Ngày 21/12/1873: Pháp bị phục kích tại Cầu Giấy. 

→ Làm nức lòng nhân dân cả nước; quân Pháp hoang mang, lo sợ. 

* Hành động của triều đình Huế

Triều đình Huế kí với Pháp Hiệp ước Giáp Tuất (1874). 

→ Thừa nhận chủ quyền của Pháp ở 6 tỉnh Nam Kì, công nhận nhiều quyền lợi khác nhau của Pháp ở Việt Nam. 

b. Chống Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần thứ hai (1882 – 1883)

* Hành động của quân Pháp:

- Lấy cớ triều đình Huế vi phạm Hiệp ước Giáp Tuất (1874), tháng 3/1882, Hen-ri Ri-vi-e chỉ hủy đạo quân từ Sài Gòn tiến ra Bắc Kì. 

- Ngày 25/4/1882: quân Pháp nổ súng tấn công thành Hà Nội. 

→ Hoàng Diệu chỉ huy quân sĩ chống trả nhưng không giữ được thành. 

→ Tự vẫn, không rơi vào tay giặc. 

* Hành động của nhân dân Bắc Kì

Nhiều văn thân, sĩ phu ở các địa phương tổ chức phong trào chống Pháp. 

* Hành động của triều đình Huế:

Quân triều đình phối hợp với quân Cờ Đen (Lưu Vĩnh Phúc) tạo thế bao vây, uy hiếp quân Pháp ở Hà Nội. 

→ Chiến thắng Cầu Giấy lần thứ hai (19/5/1883).

→ Ri-vi-e, lính Pháp bỏ mạng. 

c. Chống Pháp tấn công Thuận An, Hiệp ước Hác-măng và Hiệp ước Pa-tơ-nốt

- Ngày 18/8/1883: quân Pháp tấn công Thuận An (Huế). 

→ Triều đình Huế buộc xin đình chiến, chấp nhận kí Hiệp ước Hác-măng (1883), thừa nhận quyền bảo hộ của Pháp ở Bắc Kì và Trung Kì. 

→ Phong trào kháng chiến chống Pháp của nhân dân bùng lên mạnh mẽ. 

- Năm 1884: Pháp kí với triều đình Huế Hiệp ước Pa-tơ-nốt, sửa lại một số điều khoản của Hiệp ước Hác-măng. 

 → Thực dân Pháp hoàn thành xâm lược Việt Nam.

 

Nội dung video Bài 16: “Việt Nam nửa sau thế kỉ XIX ” còn nhiều phần rất hấp dẫn và thú vị. Hãy cùng đăng kí để tham gia học bài và củng cố kiến thức thông qua hoạt động luyện tập và vận dụng trong video.

 

Xem video các bài khác