Video giảng Lịch sử 8 cánh diều Bài 15: Việt Nam nửa đầu thế kỉ XIX (P1)
Video giảng Lịch sử 8 cánh diều Bài 15: Việt Nam nửa đầu thế kỉ XIX (P1). Các kiến thức được truyền tải nhẹ nhàng, dễ hiểu. Các phần trọng tâm sẽ được nhấn mạnh, giảng chậm. Xem video, học sinh sẽ dễ dàng hiểu bài và tiếp thu kiến thức nhanh hơn.
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được video này. => Xem video demo
Tóm lược nội dung
BÀI 15 : VIỆT NAM NỬA ĐẦU THẾ KỈ XIX
Chào mừng các em đến với bài học ngày hôm nay!
Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kĩ năng như sau:
- Sự ra đời của nhà Nguyễn
- Tình hình chính trị của Việt Nam nửa đầu thế kỉ XIX
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
Em hãy chỉ ra những việc làm của Nguyễn Ánh sau khi lên ngôi.
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1. Sự ra đời của nhà Nguyễn
Trình bày bối cảnh lịch sử thành lập nhà Nguyễn?
Video trình bày nội dung:
- Bối cảnh lịch sử thành lập nhà Nguyễn:
+ Năm 1792: vua Quang Trung qua đời, con trưởng Nguyễn Quảng Toản lên thay.
→ Nội bộ triều đình Tây Sơn nảy sinh mâu thuẫn, suy yếu.
+ Năm 1801: Nguyễn Ánh huy động lực lượng đánh ra Phú Xuân (Huế), Quang Toản chạy ra Bắc Hà.
+ Giữa năm 1802: Nguyễn Ánh lật đổ triều Tây Sơn, lập ra triều Nguyễn.
- Những việc làm của Nguyễn Ánh sau khi lên ngôi:
+ Lấy niên hiệu là Gia Long.
+ Chọn Phú Xuân (Huế) làm kinh đô
+ Năm 1804, nhà Nguyễn đổi tên thành nước Việt Nam.
Hoạt động 2. Tình hình chính trị
Em hãy nêu tổ chức bộ máy nhà nước?
Video trình bày nội dung:
Về tổ chức bộ máy nhà nước:
- Thời vua Gia Long:
+ Cả nước được chia thành: Bắc thành, Gia Định thành (Tổng trấn phụ trách).
+ Trực doanh do triều đình quản lí trực tiếp.
- Thời vua Minh Mạng: thực hiện cải cách hành chính.
+ Chia cả nước thành 30 tỉnh, 1 phủ trực thuộc (phủ Thừa Thiên).
+ Dưới tỉnh là các phủ, huyện/châu, tổng, xã.
Về luật pháp: vua Gia Long cho ban hành Hoàng Việt luật lệ (1815), gồm 398 điều.
Về quân đội:
+ 20 vạn quân, gồm các binh chủng: bộ binh, thủy binh, kị binh, tượng binh, được trang bị súng thần công, thuyền chiến, súng tay.
+ Xây dựng thành luỹ, có quân lính đóng giữ tại Kinh đô, các tỉnh.
Về chính sách đối ngoại:
+ Đối với nhà Thanh: thực hiện phương châm ngoại giao linh hoạt, khôn khéo.
→ Năm 1803: vua Gia Long cử sứ thần sang nhà Thanh xin đổi quốc hiệu và cầu phong.
+ Đối với Lào, Chân Lạp: thể hiện địa vị là nước lớn.
+ Đối với các nước phương Tây: khước từ quan hệ.
Nội dung video Bài 15: “Việt Nam nửa đầu thế kỉ XIX” còn nhiều phần rất hấp dẫn và thú vị. Hãy cùng đăng kí để tham gia học bài và củng cố kiến thức thông qua hoạt động luyện tập và vận dụng trong video.