Video giảng lịch sử 7 chân trời bài 20 Đại Việt thời Lê sơ (1428 - 1527)
Video giảng lịch sử 7 chân trời bài 20 Đại Việt thời Lê sơ (1428 - 1527). Các kiến thức được truyền tải nhẹ nhàng, dễ hiểu. Các phần trọng tâm sẽ được nhấn mạnh, giảng chậm. Xem video, học sinh sẽ dễ dàng hiểu bài và tiếp thu kiến thức nhanh hơn.
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được video này. => Xem video demo
Tóm lược nội dung
BÀI 20 : ĐẠI VIỆT THỜI LÊ SƠ (1428 -1527)
Chào mừng các em đến với bài học ngày hôm nay!
Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kĩ năng như sau:
- Khai thác và sử dụng được thông tin tư liệu hình ảnh và tư liệu văn bản để tìm hiểu về nhà nước Lê Sơ.
- Mô tả quá trình hình thành và phát triển nhà nước Lê Sơ.
- Nhận biệt được tình hình kinh tế xã hội, tình hình giáo dục, văn hóa thời Lê Sơ, giới thiệu được sự phát triển của văn hóa, giáo dục và một số danh nhân văn hóa tiêu biểu của thời Lê sơ.
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG:
Trước khi vào bài học, chúng ta cùng chơi trò chơi « Nhà lịch sử tài ba » đưa những hình ảnh thuộc về thời Lê sơ như hình ảnh Nguyễn Trãi, rồng đá điện Kính Thiên… Các em hãy đoán xem những hình ảnh đó là hình ảnh gì ? Nội dung của những hình ảnh đó ?
HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ
Nội dung 1. Tìm hiểu quá trình hình thành và phát triển nhà nước Lê sơ.
-Dựa vào kiến thức đã chuẩn bị trước đó cùng phần lược đồ 20.2 trong SGK, em hãy cho biết:
+ Em hãy mô tả những nét chính về sự thành lập nhà Lê sơ?
+ Chủ trương bảo vệ chủ quyền lãnh thổ quốc gia của triều Lê sơ thể hiện như thế nào qua lời căn dặn của Vua Lê Thánh Tông?
Video trình bày nội dung:
-Tháng 4/1428 sau thắng lợi khởi nghĩa Lam Sơn, Lê Lợi lên ngôi Hoàng đế khôi phục quốc hiệu Đại VIệt. Lập nhà nước Lê sơ, kinh thành ở Đông Kinh tức là Thăng Long.
-Chính quyền được hoàn thiện dưới triều vua Lê Thánh Tông. Bao gồm có: Hoàng đế và 13 đạo thừa thuyên và 1 phủ Trung Đô. Quan đứng đầu địa phương là An phủ sứ được thay bằng ba ti phụ trách ba lĩnh vực: quân sự, luật pháp, hành chính, hộ tịch, thuế khóa....
-Dưới mỗi đạo là phủ rồi đến huyện đến châu.
-Vua Lê Thánh Tông biên soạn ban hành Quốc Triều hình luật. Luật chú trọng bảo vệ chủ quyền quốc gia, khuyến khích sản xuất, bảo vệ quyền lợi phụ nữ.
-Chú trọng xây dựng quân đội, duy trì chính sách “ngụ binh ư nông”
-Chủ quyền lãnh thổ được Vua Lê Thánh Tông căn dặn:
“Vua Lê Thánh Tông từng căn dặn Thái bảo Lê Cảnh Hưy: “Một thước núi, một tấc sông của ta, lẽ nào lại nên vứt bỏ? Ngươi phải kiên quyết tranh biện, chớ cho họ [nhà Minh] lấn dần. Nếu họ không nghe, còn có thể sai sử sang phương Bắc trình bày rõ điểu ngay lẽ gian. Nếu ngươi đám đem một thước, một tấc đất của Thái Tổ làm mồi cho giặc, thì tội phải tru di”
(Đại Việt sử ký toàn thư, tập 2, Sđd, trang 462)
Nội dung 2. Tình hình kinh tế - xã hội
- Em hãy quan sát hình 20.4 cùng các box thông tin dữ liệu liên quan để trả lời các câu hỏi:
+ Em hãy trình bày những nét chính về tình hình kinh tế thời Lê Sơ. Em có ấn tượng về thành tựu kinh tế nào nhất? Lí giải sự lựa chọn của em?
+ Xã hội Lê sơ có nhũng tầng lớp căn bản nào? Tầng lớp nào là lực lượng sản xuất chính?
+ Đọc tư liệu 20.5 theo em những biện pháp được nêu trong bộ Quốc triều hình luật có giúp ổn định trật tự xã hội thời Lê sơ không?
Video trình bày nội dung:
a. Kinh tế
- Nhà Lê ban hành nhiều chính sách khôi phục và phát triển nông nghiệp có thể kể đến như: chính sách quân điền, chia ruộng đất công cho các thành viên trong làng xã, cấm giết trâu, bì, cấm điều động dân phu trong mùa cấy gặt, một số chức quan lo về nông nghiệp như Khuyến nông sứ, Hà đê sứ, Đồn điền sứ
=> Nông nghiệp phát triển, đời sống nhân dân ổn định.
- Thương mại: Đông Kinh trở thành trung tâm sầm uất với 36 phố phường vừa sản xuất vừa buôn bán. Làng nghề thủ công phát triển theo hướng chuyên nghiệp tiêu biểu phải kể đến như: gồm Chu Đậu (Hải Dương), làng làm đồ sắt Vân Chàng (Nam Định), đồ đồng Đại Bái ( Bắc Ninh)…
- Tiền tệ: Triều đình lập cục bách tác chuyên việc đúc tiền. đúc vũ khí, đóng thuyền, may mũ áo cho vua quan…
- Ngoại thương: Giao thương nước ngoài tấp nập, nhưng thuyền bè các nước láng giềng được kiểm soát chăt chẽ. Sản phẩm sành, sứ, vải lụa lâm sản quý là những mặt hàng được thương nhân nước ngoài ưa chuộng.
b. Xã hội
- Phân hóa thành nhiều tầng lớp. Sự phân biệt giữa quý tộc và thường dân trở nên sâu sắc được quy định bởi pháp luật.
+ Tầng lớp quý tộc và địa chủ có nhiều đặc quyền đặc lợi, nông dân chiếm đại đa số. Họ cày cấy, nộp thuế cho nhà nước, thực hiện lao dịch, bình dịch hoặc cày cấy ruộng thuê của địa chủ….
+ Tầng lớp thương nhân, thợ thủ công ngày càng đông nhưng khong được coi trọng.
+ Tầng lớp nô tì giảm dần do nhà Lê hạn chế nghiêm ngặt việc mua bán nô tì.
Nội dung 3. Tình hình văn hóa giáo dục
-Em hãy dựa vào ảnh 20.6 cùng box thông tin liên quan tiến hành trả lời các câu hỏi:
+ Kể tên những thành tựu tiêu biểu về văn học, khoa học và nghệ thuật thời Lê sơ.
+ Giáo dục thời Lê sơ có bước phát triển nào so với thời nhà Trần?
+ Quan sát tư liệu 20.6 kết hợp đọc thông tin trong bài em hãy cho biết nhà lê dựng bia Tiến sĩ trong Văn Miếu nhằm mục đích gì?
Video trình bày nội dung:
a. Giáo dục
+ Nho giáo chiếm vị trí độc tôn
+ Giáo dục đào tạo quan lại với nội dung thi cử là các sách của đạo Nho được đề cao.
+ Vua Lê Thái Tổ cho xây dựng Quốc Tử Giám ở kinh thành. Các đạo phủ đều có trường học.
+ Các khoa thi được mở thường xuyên để tuyển
+ Những ai đỗ tiến sĩ sẽ đươc khắc tên trên bia mộ của Quốc Tử Giám như một cách lưu danh người tài.
b.Văn học
+ Văn học chữ Hán chiếm ưu thế tiêu biểu là Bình ngô đại cáo (Nguyễn Trãi),Quufnh uyển cửu ca ( Lê Thánh Tông)…Ngoài ra còn có các tác phẩm văn học chữ Nôm…
c. Khoa học
+Sử học: Có Ngô Sĩ Liên với Đại Việt sử kí toàn thư.
+ Địa lí: Có Dư địa chỉ của Nguyễn Trãi đặc biệt là tập Hồng Đức bản đồ của vua Lê Thánh Tông lệnh cho các thừa tuyên vẽ.
+ Y học: Có bản thảo thực vật tất yếu của Phan Phu Tiên
+ Toán học: Có đại thành toán pháp của Lương Thế Vinh, Lậ thành toán pháp của Vũ Hữu.
+ Âm nhạc: Nhã nhạc cung đình chính thức ra đời
+ Kiến trúc: Tập trung chủ yếu các công trình lăng tẩm, cung điện như: điện Lam Kinh, điện Kính Thiên…. Nghệ thuật diêu khắc sử dụng chất liệu đá, trau chuốt tỉ mỉ khối hình hòa quyện trong một không gian là điển hình của thời Lê sơ.
+ So sánh giáo dục giữa thời Trần và thời Lê sơ: Thời nhà Lê có nhiều ưu điểm nổi bật so với thời Trần thể hiện ở việc Các đạo phủ trong cả nước đều có trường học; Các khoa thi được mở thường xuyên cho mọi người có học để tuyển chọn quan lại (không bó buộc trong nội bộ dòng tộc); Có chính sách vinh danh những người đỗ đạt; Đề cao tảng lớp trí thức, Có học “Hiền tài là nguyên khí quốc gia”.
………..
Nội dung video Bài 20 : Đại Việt thời Lê Sơ (1428 -1527) còn nhiều phần rất hấp dẫn và thú vị. Hãy cùng đăng kí để tham gia học bài và củng cố kiến thức thông qua hoạt động luyện tập và vận dụng trong video.