Video giảng lịch sử 7 chân trời bài 18 Nhà Hồ và cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Minh (1400 - 1407)

Video giảng lịch sử 7 chân trời bài 18 Nhà Hồ và cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Minh (1400 - 1407). Các kiến thức được truyền tải nhẹ nhàng, dễ hiểu. Các phần trọng tâm sẽ được nhấn mạnh, giảng chậm. Xem video, học sinh sẽ dễ dàng hiểu bài và tiếp thu kiến thức nhanh hơn. 

Bạn chưa đủ điều kiện để xem được video này. => Xem video demo

Tóm lược nội dung

BÀI 18: NHÀ HỒ VÀ CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG QUÂN XÂM LƯỢC MINH (1400-1407) 

Chào mừng các em đến với bài học ngày hôm nay!

Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kĩ năng như sau:

  • Khai thác và sử dụng được các thông tin của các tư liệu hình ảnh và tư liệu văn bản để tìm hiểu về Nhà Hồ và cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Minh
  • Nêu được một số cải cách của nhà Hồ, những nét chính về cuộc kháng chiến chống quân xâm lược nhà Minh, giải thich nguyên nhân thất bại của cuộc kháng chiến chống quân xâm lược nhà Minh.

HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG:

Trước khi vào bài học, chúng ta cùng quan sát một số hình ảnh có liên quan đến Nhà Hồ và trả lời câu hỏi:

+ Em đã từng nghe đến địa danh Thành nhà hồ bao giờ chưa?

+ Hãy chia sẻ một số hiểu biết của em về địa danh đó?

HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ

Nội dung 1. Tìm hiểu sự ra đời và hình thành của nhà Hồ.

+Em hãy đọc tư liệu trong SGK hãy cho biết nhà Hồ được thành lập như thế nào?

+Nêu vai trò cá nhân của Hồ Quý Ly?

Video trình bày nội dung:

-Cuối thế kỉ XIV nhà Trần suy yếu, không chăm lo phát triển kinh tế -> nạn mất mùa xảy  ra liên tiếp. Các cuộc khởi nghĩa nông dân nổ ra khắp nơi.

-Năm 1400 Hồ Quý Ly phế truất vua TRần và lên làm vua lập ra nhà Hồ. Đổi tên nước là Đại Ngu.

-Hồ Quý Ly được xem là vị vua đầu tiên của nhà Hồ.

Nội dung 2. Tìm hiểu Cải cách thời nhà Hồ

Em hãy dựa vào sơ đồ 18.1, hình ảnh 18.2 18.3 cùng box thông tin 18.4 hãy trả lời câu hỏi sau:

- Nêu những nội dung chính trong cải cách của Hồ Quý Ly?

- Những cải cách của Hồ Quý Ly đã tác động như thế nào đến xã hội đương thời?

Video trình bày nội dung:

- Chính trị - hành chính:

+ Đổi tên một số đơn vị hành chính cấp trấn. Đặt chức An phủ sứ ở các lộ để quản mọi việc trong phủ, chậu, huyện.

+ Thông qua thi cử, tuyển chọn người đỗ đạt, bổ nhiệm làm quan

+ Dời đô về thành An Tôn nay là Thành Tây Đô – Thanh Hóa.

- Kinh tế - xã hội

+ Ban hành tiến giấy (Thông bảo hội sao). Lần đầu tiên tiền giấy được sử dụng ở Việt Nam.

+ Bạn hành chính sách hạn nô và hạn điền (quy định số lượng ruộng đất và nô tì của quan lại,

quý tộc).

+Bạn hành chính sách thuế mới.

- Quân sự quốc phòng

+Chỉnh đốn lại quân đội xây dựng tuyến phòng thủ, xây thành Đa Bang, thành An Tòn,...

+ Chú trọng chế tạo nhiều vũ khí mới: súng thần cơ (loại đại bác đấu tiên ở nước ta), cổ lâu

thuyền (loại thuyền chiến lớn có hai tầng)...

- Văn hóa – giáo dục

- Chấn chỉnh lại Phật giáo (buộc các nhà sự đưới 50 tuổi phải hoàn tục); sửa đối chế độ thi cử, học tập.

- Lần đầu tiên dùng chữ Nôm để chấn hưng văn hoá dân tộc. Dịch sách chữ Hán sang chữ Nôm, khuyến khích sáng tác thơ bằng chữ Nôm.

- Tích cực

+ Công cuộc cải cách của Hồ Quý Ly khá toàn diện trên nhiều lĩnh vực (chính trị - hành chính, kinh tế - xã hội, quân sự - quốc phòng, văn hoá - giáo dục). Cải cách của ông nhằm cố gắng giải quyết những khủng hoảng xã hội cuối thời Trần: Các biện pháp đó đã loại bỏ bớt những quy tộc bất tài (dựa vào thân thế - Con cháu hoàng thất Trần), bổ sung đội ngũ Nho sĩ mới, có thực tài vào bộ máy nhà nước (chủ yếu là người thông qua thi cử đỗ đạt, như Nguyễn Trãi, Nguyễn Phi Khanh,....).

+ Hạn chế được nạn tập trung ruộng đất và tăng cường sức mạnh quân sự của đất nước (chính sách hạn điền và chú trọng tuyển binh, chế tạo vũ khí, xây dựng thành luỹ,...). Đặc biệt trong lĩnh vực văn hoá - giáo dục có nhiều điểm tiến bộ, mang tính dân tộc rõ nét. Nổi bật nhất là tinh thần tự tôn dân tộc, qua việc đề cao chữ Nôm (dịch sách sang chữ Nôm, sáng tác thơ Nôm).

- Hạn chế

Chính sách hạn điền: số ruộng quá quy định phải nộp cho nhà

nước, theo như hành khiển Hà Đức Lân chỉ trích: “Đặt ra phép này chỉ để cướp ruộng của dân mà thôi”; chính sách hạn nô: nô tì không được giải phóng, trở thành công nô - nô tì của nhà nước; tiền giấy gây khó khăn trong cất giữ, dễ làm giả,...

Nội dung 3. Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Minh (1406-1407)

Em hãy đọc tìm hiểu thông tin cùng dữ liệu 18.5 trả lời các câu hỏi:

- Mô tả những nét chính về cuộc kháng chiến cùa nhà Hồ chống quân xâm lược Minh?

- Nguyên nhân vì sao cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược của nhà Hồ lại thất bại nhanh chóng?

- Em có suy nghĩ gì về câu nói của Hồ Nguyên Trừng “Thần không sợ đánh, chỉ sợ lòng dân không theo”?

Video trình bày nội dung:

2. Cuộc kháng chiến chống xâm lược Minh 

a. Diễn biến cuộc kháng chiến

- Cuối thế kỉ XIV nhận thấy nước ta đang rơi vào khủng hoảng, nhà Minh đã chuẩn bị lực lượng để xâm chiếm. Tháng 11/1406 lấy cớ Phù  Trần diệt Hồ hơn 20 vạn quân Minh do Trương Phụ, mộc Thạnh chỉ huy tiến vào nước ta.

- Sau thất bại ở biên giới, quân nhà Hồ lui về thành Đa Bang, cố thủ.

- 1/1407 nhiều trận đấu ác liệt giữa 2 bên diễn ra ở thành Đa Bang. Cuối cùng thành Đa Bang thất thủ, Đông Đô sau đó cũng nhanh chóng bị chiếm.

- Tháng 6/1407 Hồ Quý Ly cùng các con bị bắt. Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Minh của nhà Hồ hoàn toàn thất bại.

b. Nguyên nhân thất bại của cuộc kháng chiến

- Chính sách của nhà Hồ không được nhân dân ủng hộ

- Nhà Hồ không đề ra được đường lối kháng chiến đúng đắn chú trọng xây dựng phòng tuyến quân sự và lực lượng quân đội chính quy.

………..

Nội dung video Bài 18: Nhà Hồ và cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Minh (1400-1407)  còn nhiều phần rất hấp dẫn và thú vị. Hãy cùng đăng kí để tham gia học bài và củng cố kiến thức thông qua hoạt động luyện tập và vận dụng trong video.

Xem video các bài khác