Video giảng lịch sử 7 chân trời bài 16 Công cuộc xây dựng đất nước thời Trần (1226 - 1400)

Video giảng lịch sử 7 chân trời bài 16 Công cuộc xây dựng đất nước thời Trần (1226 - 1400). Các kiến thức được truyền tải nhẹ nhàng, dễ hiểu. Các phần trọng tâm sẽ được nhấn mạnh, giảng chậm. Xem video, học sinh sẽ dễ dàng hiểu bài và tiếp thu kiến thức nhanh hơn. 

Bạn chưa đủ điều kiện để xem được video này. => Xem video demo

Tóm lược nội dung

BÀI 16: CÔNG CUỘC XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ ĐẤT NƯỚC 

ĐẤT NƯỚC THỜI TRẦN (1226 - 1400) 

Chào mừng các em đến với bài học ngày hôm nay!

Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kĩ năng như sau:

  • Khai thác và sử dụng được các nguồn tư liệu hình ảnh và tư liệu văn bản trong bài học.
  • Mô tả được sự thành lập nhà Trần; Trình bày được những nét chính về tình hình chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa, tôn giáo thời Trần; 
  • Nêu được những thành tựu chủ yếu về văn hóa.

HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG:

Trước khi vào bài học, chúng ta cùng suy nghĩ để giải thích nghĩa của từ "Hào khí Đông A".

- Các em hãy quan sát bức tranh 17.1 trang 76 SGK để hỗ trợ giải thích nghĩa của từ "Hào khí Đông A".

- Em hãy thực hiện hiệm vụ học tập cả bài: Nhà Trần đã kiến thiết triều đình, quốc gia xã tắc như thế nào? 

HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ

Nội dung 1. Tìm hiểu sự thành lập cuả nhà Trần

Em hãy đọc hiểu tư liệu Đại Việt sử ký toàn thư viết về Trần Thủ Độ và trả lời câu hỏi: Ca ngợi hay chê trách? Từ hay cụm từ nào thể hiện rõ nhất đánh giá về vai trò của Trần Thủ Độ đối với sự thành lập nhà Trần? Giải thích tại sao sử cũ lại chép: Thái Tông (nhà Trần) lấy được thiên hạ đều nhờ vào mưu sức của ông (Trần Thủ Độ) cả…?  

Video trình bày nội dung:

* Hoàn cảnh:

Họ Trần vốn sống bằng nghề chài cá, cư trú ven các cửa sông, cửa biển vùng Tú Mạc (Thiên Trường, Nam Định), trở thành một dòng họ có thế lực và tham gia vào triều chính của nhà Lý. 

- Sự suy yếu của nhà Lý, phải dựa vao thế lực của họ Trần duy trì quyền lực, Lý Huệ Tông xuất gia, truyền ngôi cho Lý Chiêu Hoàng.

- Sự tham gia và hệ thống quyền lực triều Lý của họ Trần đã tạo ra cục diện "thay đổi triều đại", là cơ sở dẫn đến sự chuyển giao quyền lực giữa hai triều đại bằng hôn nhân.

* Vai trò của Trần Thủ Độ:

- Là người có công sáng lập triều Trần. 

- Thái Tông (nhà Trần) lấy được thiên hạ đều nhớ vào mưu sức của ông cả.  

Nội dung 2. Tìm hiểu tình hình chính trị

Em hãy thảo luận theo cặp đôi khai thác tư liệu văn bản 16.2 về việc tăng thưởng: Tình quy củ trong hệ thống quan lại thể hiện như thế nào? Thời hạn 10 năm và 15 năm (mới xét lí lịch quan lại) nói lên đặc điểm gì trong hệ thống quan lại nhà Trần?

Video trình bày nội dung:

- Việc tăng thưởng: Cứ 10 năm và 15 năm mới xét lí lịch quan lại một lần. 

- Chế độ chính trị là chế độ nhà nước trung ương tập quyền huyết thống. Chức Thái thượng hoàng, các đại thần, quan văn, quan võ trong triểu đểu do người trong hoàng tộc nắm giữ đảm bảo quyền kế vị không tranh chấp, cũng là đảm bảo nền thống trị lâu dài của dòng họ. 

- Hệ thống chính quyền các cấp hoàn chỉnh hơn nhà Lý. 

- Pháp luật nghiêm minh.

- Quân đội chính quy: xây dựng và phát triển theo chủ trương "binh lính cốt tinh nhệ, không cốt đông" hay chính sách "ngụ binh ư nông".

Nội dung 3. Tìm hiểu tình hình kinh tế

Em hãy thảo luận nhóm, đọc thông tin trong sách về tình hình kinh tế và phát cho mỗi nhóm trình bày những đặc điểm nổi bật về tình hình kinh tế theo phiếu học tập:

+ Nhóm 1: Nông nghiệp.

+ Nhóm 2: Thủ công nghiệp.

+ Nhóm 3: Thương nghiệp.

Video trình bày nội dung:

* Nông nghiệp: thực hiện nhiều chính sách phục hồi và phát triển:

- Khuyến khích khai khẩn đất hoang

- Mở rộng diện tích canh tác.

- Đặt các chức quan chuyên lo nông nghiệp và thủy lợi. 

* Thủ công nghiệp: có nhiều bước tiến đáng kể:

- Nhiều làng thủ công nghiệp chuyên nghiệp ra đời. 

- Thăng Long là trung tâm sản xuất và buôn bán lớn nhất nước ta. 

* Thương nghiệp: phát triển mạnh mẽ:

- Tiền được sử dụng phổ biến.

- Buôn bán phát triển. 

- Thuyền buôn ngoại quốc thường xuyên đến buôn bán.

- Gốm sứ trở thành mặt hàng xuất khẩu quan trọng của Đại Việt.

* Sự phát triển kinh tế Đại Việt dưới góc nhìn của sứ thần nhà Nguyên

- Chủ đề của đoạn tư liệu: Đánh giá về sự phát triển của kinh tế Đại Việt.

- Đoạn tư liệu phản ảnh quan điểm của sứ thần nhà Nguyên. Họ miêu tả một cách rất khách quan. 

- Những từ, cụm từ thể hiện rõ nhất chủ đề của đoạn tư liệu: Đại Việt phồn vinh. 

- Ngành kinh tế nông nghiệp và thương nghiệp của Đại Việt được miêu tả trong đoạn tư liệu.

………..

Nội dung video Bài 16: Công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước thời Trần (1226 - 1400) còn nhiều phần rất hấp dẫn và thú vị. Hãy cùng đăng kí để tham gia học bài và củng cố kiến thức thông qua hoạt động luyện tập và vận dụng trong video.

Xem video các bài khác