Video giảng Địa lí 9 cánh diều Bài 20: Phát triển tổng hợp kinh tế và bảo vệ tài nguyên, môi trường biển, đảo

Video giảng Địa lí 9 cánh diều Bài 20: Phát triển tổng hợp kinh tế và bảo vệ tài nguyên, môi trường biển, đảo. Các kiến thức được truyền tải nhẹ nhàng, dễ hiểu. Các phần trọng tâm sẽ được nhấn mạnh, giảng chậm. Xem video, học sinh sẽ dễ dàng hiểu bài và tiếp thu kiến thức nhanh hơn. 

Bạn chưa đủ điều kiện để xem được video này. => Xem video demo

Tóm lược nội dung

BÀI 20: PHÁT TRIỂN TỔNG HỢP KINH TẾ VÀ BẢO VỆ TÀI NGUYÊN, MÔI TRƯỜNG BIỂN, ĐẢO

Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kĩ năng như sau:

  • Trình bày được trên sơ đồ các vùng biển quốc gia; xác định trên bản đồ các huyện đảo và các tỉnh có các huyện đảo đó.
  • Trình bày được nội dung phát triển tổng hợp các ngành kinh tế biển, ý nghĩa của việc phát triển tổng hợp kinh tế biển, đảo đối với bảo vệ tài nguyên, môi trường và giữ vững chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông.
  • Phân tích được vấn đề khai thác tài nguyên, bảo vệ môi trường và giữ vững chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông.

HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

Trước khi bước vào bài học ngày hôm nay, các em chơi trò chơi Tôi yêu biển tôi.

HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Nội dung 1: Biển và đảo Việt Nam

Theo em: Vùng biển Việt Nam bao gồm những gì? Nước ta có bao nhiêu huyện đảo, thành phố đảo và các tỉnh, thành phố có các huyện đảo, thành phố đảo.

Video trình bày nội dung:

- Việt Nam có vùng biển rộng hơn 1 triệu km² trên Biển Đông, bao gồm 5 bộ phận: nội thuỷ, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa.

- Đến năm 2021, nước ta có 11 huyện đảo và 1 thành phố đảo, trong đó, có 2 huyện đảo ngoài khơi là Hoàng Sa và Trường Sa.

Nội dung 2: Phát triển tổng hợp kinh tế biển 

Em hãy trình bày nội dung phát triển tổng hợp kinh tế biển, đảo. Phát triển tổng hợp kinh tế biển đảo có ý nghĩa quan trọng như thế nào?

Video trình bày nội dung:

1. Các ngành kinh tế biển

- Khai thác và nuôi trồng thủy sản: 

+ Sản lượng khai thác hải sản của Việt Nam tăng liên tục qua các năm.

+ Việc đẩy mạnh đánh bắt xa bờ nhằm nâng cao hiệu quả khai thác nguồn lợi biển, đồng thời góp phần bảo vệ và giữ vững chủ quyền biển, đảo.

+ Nuôi trồng hải sản được chú trọng phát triển gắn với ứng dụng khoa học - công nghệ, thích ứng với biến đổi khí hậu. 

- Khai thác khoáng sản biển

+ Khai thác dầu thô, khí tự nhiên là một trong những ngành công nghiệp quan trọng của đất nước, tuy nhiên sản lượng đang có xu hướng giảm trong những năm gần đây. 

+ Hoạt động khai thác dầu thô, khí tự nhiên được mở rộng.

+ Ti-tan, cát thuỷ tinh, muối,... được khai thác ở nhiều địa phương.

+ Việc khai thác khoáng sản biển cần quan tâm đến bảo vệ tài nguyên, môi trường, không làm tổn hại đến sự phát triển của các ngành khác.

- Giao thông vận tải biển:

+ Nước ta thuận lợi cho việc xây dựng các cảng biển và phát triển giao thông vận tải biển với các tuyến đường nội địa và quốc tế.

+ Dọc theo bờ biển của nước ta đã có nhiều cảng biển được xây dựng và khai thác.

+ Đội tàu biển của Việt Nam tăng cả về số lượng và trọng tải.

+ Các tuyến đường biển nội địa và quốc tế ngày càng được mở rộng.

- Du lịch biển, đảo

+ Nước ta có tài nguyên du lịch biển, đảo phong phú và đã được khai thác hiệu quả.

+ Du lịch biển phát triển nhanh với sự đa dạng về sản phẩm và loại hình. 

+ Các khu du lịch biển, đảo được xây dựng ngày càng nhiều.

+ Du lịch biển, đảo góp phần quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển của các ngành kinh tế biển khác, tạo ra sự kết nối giữa các lãnh thổ, thay đổi diện mạo của vùng ven biển. 

+ Tuy nhiên, trong quá trình phát triển cần hết sức chú trọng tới việc bảo vệ môi trường biên, đảo.

2. Ý nghĩa của phát triển tổng hợp kinh tế biển, đảo

- Góp phần khai thác có hiệu quả, hợp lí tài nguyên, môi trường biển, đảo.... 

- Góp phần nâng cao nhận thức, trách nhiệm và có hành động bảo vệ tài nguyên, môi trường biển, đảo của đất nước.

- Cung cấp công cụ, phương tiện và đóng góp vào quỹ bảo vệ tài nguyên môi trường biển, đảo.

- Thu hút nguồn nhân lực lớn, thể hiện sự hiện diện của Việt Nam trên biển, tạo thế phòng thủ chiến lược và lực lượng vững chắc đảm bảo an ninh quốc phòng, khẳng định chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông; đồng thời cung cấp điều kiện để bảo vệ biển, đảo tốt hơn,...

………..

Nội dung video Bài 20: Phát triển tổng hợp kinh tế và bảo vệ tài nguyên, môi trường biển đảo nhiều phần rất hấp dẫn và thú vị. Hãy cùng đăng kí để tham gia học bài và củng cố kiến thức thông qua hoạt động luyện tập và vận dụng trong video.

Xem video các bài khác