Video giảng Địa lí 11 kết nối Bài 3: Thực hành: Tìm hiểu về cơ hội, thách thức của toàn cầu hoá và khu vực hoá kinh tế
Video giảng Địa lí 11 kết nối Bài 3: Thực hành: Tìm hiểu về cơ hội, thách thức của toàn cầu hoá và khu vực hoá kinh tế. Các kiến thức được truyền tải nhẹ nhàng, dễ hiểu. Các phần trọng tâm sẽ được nhấn mạnh, giảng chậm. Xem video, học sinh sẽ dễ dàng hiểu bài và tiếp thu kiến thức nhanh hơn.
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được video này. => Xem video demo
Tóm lược nội dung
BÀI 3: THỰC HÀNH: TÌM HIỂU VỀ CƠ HỘI, THÁCH THỨC CỦA TOÀN CẦU HOÁ VÀ KHU VỰC KINH TẾ
Chào mừng các em đến với bài học ngày hôm nay!
Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kĩ năng như sau:
- Trao đổi, thảo luận được về cơ hội và thách thức của toàn cầu hoá, khu vực hoá đối với các nước đang phát triển.
- Xác định được cơ hội của toàn cầu hoá, khu vực hoá đối với các nước đang phát triển.
- Xác định được thách thức của toàn cầu hoá, khu vực hoá đối với các nước đang phát triển.
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
Theo các em, khu vực hoá kinh tế tạo cơ hội việc làm như thế nào?
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Nội dung: cơ hội và thách thức của toàn cầu hóa và khu vực hóa đối với các nước đang phát triển
Để hiểu hơn về bài hôm nay, cô muốn cả lớp cùng trao đổi, thảo luận được về cơ hội và thách thức của toàn cầu hoá, khu vực hoá đối với các nước đang phát triển?
Video trình bày nội dung:
- Cơ hội:
+ Tự do hóa thương mại mở rộng, hàng rào thuế quan giữa các nước bị bãi bỏ hoặc giảm xuống, hàng hóa có điều kiện lưu thông rộng rãi.Ví dụ: Kể từ ngày gia nhập WTO, Việt Nam đã có quan hệ buôn bán với hầu hết các quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Kim ngạch xuất nhập khẩu của nước ta không ngừng tăng lên. Năm 2007 đạt 111,4 tỉ USD.
+ Đón đầu được công nghiệp hiện đại, áp dụng ngay vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
+ Chuyển giao những thành tựu mới về khoa học và công nghệ, về tổ chức và quản lí, về sản xuất và kinh doanh tới tất cả các nước.
Ví dụ: Nhiều nước đang phát triển trở thành nước công nghiệp mới (Hàn Quốc, Xin-ga-po, Bra-xin…) nhờ sớm hội nhập vào xu thế toàn cầu hóa.
+ Các nước thực hiện chủ trương đa phương hóa quan hệ quốc tế, chủ độngkhai thác các thành tựu khoa học và công nghệ tiên tiến của các nước
- Thách thức:
+ Bị áp lực lớn trong cạnh tranh về giá cả và chất lượng sản phẩm hàng hoá.Ví dụ: Hàng hoá các nước đang phát triển vẫn bị ngăn trở khi thâm nhập thị trường các nước lớn bằng một số biện pháp do các nước phát triển đặt ra: áp đặt luật chống bán phá giá (vụ cá tra, cá ba sa của Việt Nam khi nhập vào thị trường Hoa Kỳ); dựng các hàng rào kĩ thuật khắt khe về vệ sinh an toàn thực phẩm, về điều kiện sản xuất của các nước sở tại, tiếp tục trợ giá cho các mặt hàng nông sản trong nước….
+ Cần có vốn đầu tư và có nguồn nhân lực kĩ thuật cao và làm chủ được các ngành kinh tế mũi nhọn.
+ Các siêu cường kinh tế tìm cách áp đặt lối sống và nền văn hóa của mình đối với các nước khác. Các giá trị đạo đức của nhân loại được xây dựng hàng chục thế kỉ nay đang có nguy cơ bị xói mòn.
Ví dụ: Ở Việt Nam, một số giá trị văn hoá truyền thống không được bảo tồn, gìn giữ; một số người thay đổi nhanh chóng lối sống, tha hoá đạo đức, nảy sinh tư tưởng thực dụng ở không ít người.…
……………………..
Nội dung video bài 3 còn nhiều phần rất hấp dẫn và thú vị. Hãy cùng đăng kí để tham gia học bài và củng cố kiến thức thông qua hoạt động luyện tập và vận dụng trong video.