Video giảng Địa lí 11 kết nối Bài 21: Kinh tế Liên bang Nga (phần 1)

Video giảng Địa lí 11 kết nối Bài 21: Kinh tế Liên bang Nga (phần 1). Các kiến thức được truyền tải nhẹ nhàng, dễ hiểu. Các phần trọng tâm sẽ được nhấn mạnh, giảng chậm. Xem video, học sinh sẽ dễ dàng hiểu bài và tiếp thu kiến thức nhanh hơn. 

Bạn chưa đủ điều kiện để xem được video này. => Xem video demo

Tóm lược nội dung

BÀI 21: KINH TẾ LIÊN BANG NGA 

Chào mừng các em đến với bài học, cô rất hào hứng cùng các em khám phá hôm nay!

Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kĩ năng như sau:

  • Trình bày được tình hình phát triển các ngành kinh tế, đặc điểm nổi bật của một số vùng kinh tế.
  • Đọc được bản đồ, rút ra nhận xét, phân tích được số liệu, tư liệu vẽ được biểu đồ.
  • Sưu tầm, hệ thống hóa được thông tin, hình ảnh về địa lí Liên bang Nga từ các nguồn khác nhau.

HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

Trước khi chúng ta tìm hiểu nội dung chính, cô có một câu hỏi khởi động muốn các em thử suy nghĩ: Em hãy quan sát thông tin trên màn chiếu và nêu nhận xét về kinh tế và vị thế Liên Bang Nga bằng một câu.

BÀI 21: KINH TẾ LIÊN BANG NGA Chào mừng các em đến với bài học, cô rất hào hứng cùng các em khám phá hôm nay!Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kĩ năng như sau:Trình bày được tình hình phát triển các ngành kinh tế, đặc điểm nổi bật của một số vùng kinh tế.Đọc được bản đồ, rút ra nhận xét, phân tích được số liệu, tư liệu vẽ được biểu đồ.Sưu tầm, hệ thống hóa được thông tin, hình ảnh về địa lí Liên bang Nga từ các nguồn khác nhau.HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNGTrước khi chúng ta tìm hiểu nội dung chính, cô có một câu hỏi khởi động muốn các em thử suy nghĩ: Em hãy quan sát thông tin trên màn chiếu và nêu nhận xét về kinh tế và vị thế Liên Bang Nga bằng một câu.HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Nội dung 1. Các ngành kinh tế

Cô trò chúng ta bắt đầu thôi nào! Nội dung đầu tiên mà chúng ta tìm hiểu đó là các ngành kinh tế chính của Liên Bang Nga. Để hiểu rõ hơn về nội dung này, các em hãy giúp cô hoàn thành bảng dưới đây:

Các ngành 

Tình hình phát triển 

Sản phẩm chính 

Phân bố 

Nông nghiệp 

 

 

  

Lâm nghiệp 

   

Thủy sản 

 

  

 Video trình bày nội dung:

Các ngành 

Tình hình phát triển 

Sản phẩm chính 

Phân bố 

Nông nghiệp

- Năm 2020, ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản đóng góp 4% GDP và thu hút khoảng 6% lực lượng lao động. 

- Sản lượng các sản phẩm nhìn chung đều tăng lên. 

- Trồng trọt chiếm khoảng 40% giá trị sản xuất nông nghiệp. 

- Chăn nuôi khá phổ biến. 

Lúa mì, ngô, khoai tây…, cây công nghiệp (củ cải đường, hướng dương, thuốc lá…), cây ăn quả, vật nuôi (bò, cừu, lợn…)

Chủ yếu ở đồng bằng Đông Âu, đồng bằng Tây Xi – bia. 

Lâm nghiệp 

- Ngành kinh tế quan trọng của đất nước. 

- Sản lượng gỗ tròn khai thác ngày càng tăng, đứng thứ tư trên thế giới (sau Hoa Kỳ, Ấn Độ và Trung Quốc…).

Gỗ và sản phẩm từ gỗ

Vùng Xi – bia và phía bắc châu Âu. 

Thủy sản 

- Khai thác thủy sản phát triển. Năm 2020, sản lượng thủy sản khai thác chiếm 61% tổng sản lượng thủy sản khai thác toàn thế giới và trở thành nước xuất khẩu thủy hải sản lớn. 

- Nuôi trồng thủy sản chưa phát triển, sản lượng còn nhỏ. 

Các loài cá có giá trị như cá hồi, cá thu, cá trích, cá tuyết…

Tập trung chủ yếu ở ngư trường Viễn Đông, ngư trường phía Nam và vùng  biển Ca – xpi.

Nội dung 2. Một số vùng kinh tế

Liên Bang Nga là quốc gia rộng lớn với nhiều vùng kinh tế đa dạng. Vậy, các em có biết mỗi vùng kinh tế ở đây có đặc điểm nổi bật gì không? Để tìm hiểu sâu hơn về một số vùng kinh tế của Liên Bang Nga, chúng ta sẽ đến với nội dung thứ 2. Trước khi tiếp tục, hãy cùng trả lời câu hỏi này nhé:

- Em hãy xác định các vùng kinh tế của Liên bang Nga?

- Từ đó em hãy nhận xét về đặc điểm những vùng kinh tế: vùng trung ương, vùng trung tâm đất đen, vùng U-ran, vùng Viễn Đông của Liên Bang Nga?

Video trình bày nội dung:

- Vùng Trung ương: vùng kinh tế lâu đời và phát triển mạnh các ngành công nghiệp. 

- Vùng trung tâm đất đen: vùng phát triển nông nghiệp chính và các ngành công nghiệp phục vụ nông nghiệp. 

- Vùng U – ran: phát triển ngành công nghiệp khai thác khoáng sản, luyện kim…

- Vùng Viễn Đông: phát triển các ngành khai thác như khoáng sản, gỗ, đóng tàu…

……………………..

Nội dung video bài 21: Kinh tế Liên Bang Nga còn nhiều phần rất hấp dẫn và thú vị. Hãy cùng đăng kí để tham gia học bài và củng cố kiến thức thông qua hoạt động luyện tập và vận dụng trong video.

 

Xem video các bài khác