Video giảng Công nghệ cơ khí 11 Kết nối bài 6 Vật liệu mới
Video giảng Công nghệ cơ khí 11 kết nối bài 6 Vật liệu mới. Các kiến thức được truyền tải nhẹ nhàng, dễ hiểu. Các phần trọng tâm sẽ được nhấn mạnh, giảng chậm. Xem video, học sinh sẽ dễ dàng hiểu bài và tiếp thu kiến thức nhanh hơn.
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được video này. => Xem video demo
Tóm lược nội dung
BÀI 6: VẬT LIỆU MỚI
Chào mừng các em đến với bài học ngày hôm nay!
Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kĩ năng như sau:
- Mô tả được tính chất, công dụng của một số loại vật liệu mới.
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
Theo các em, vật liệu không nằm trong danh mục vật liệu truyền thống sẵn có đang được sử dụng để sản xuất là gì?
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
1. Khái niệm của vật liệu mới
Nội dung 1.
Các em hãy tưởng tượng một chiếc xe hơi siêu nhẹ, siêu bền và có khả năng tự sửa chữa khi bị hư hỏng. Để chế tạo ra một chiếc xe như vậy, chúng ta cần sử dụng những loại vật liệu gì? Đó chính là những vật liệu mới với những tính chất đặc biệt. Vậy các em hãy thử tìm hiểu xem, vật liệu mới là những loại vật liệu như thế nào? Các tính chất cơ học, tính chất vật lí và tính chất hóa học của vật liệu mới sẽ như thế nào nhé!
Video trình bày nội dung:
- Là những loại vật liệu không nằm trong danh mục vật liệu truyền thống sẵn có đang được sử dụng để sản xuất.
- Có tính chất cơ học như độ bền, độ cứng,...; tính chất vật lí như nhiệt, điện, quang học,... tính chất hoá học vượt trội.
2. Một số vật liệu mới
Nội dung 2.
Cô đố các em biết, vật liệu nano là vật liệu như thế nào? Ai có thể nêu vai trò và ứng dụng của vật liệu nano cho cô nào!
Video trình bày nội dung:
a. Vật liệu nano
- Khái niệm:
+ Là loại vật liệu có cấu trúc hạt tinh thể có kích thước cỡ nanomet.
+ Một số vật liệu trở nên bền và nhẹ hơn, một số khác dẫn điện, truyền nhiệt hoặc phản xạ ánh sáng tốt hơn do kích thước hoặc cấu trúc của chúng bị thay đổi.
-> thúc đẩy sự phát triển trong mọi lĩnh vực cơ khí, điện tử, y học và các lĩnh vực khác.
- Ứng dụng:
+ Trong công nghiệp hàng không vũ trụ, ô tô (các vật liệu siêu nhẹ – siêu bền dùng cho sản xuất các thiết bị xe hơi, máy bay, tàu vũ trụ).
+ Trong công nghiệp chế tạo robot (chế tạo loại robot mini để ứng dụng trong các lĩnh vực y tế, sinh học,...).
+ Trong chế tạo máy (các lớp phủ lên các bạc trục, các trục để chống mài mòn,...).
b. Vật liệu composite
- Khái niệm:
+ Là vật liệu được tổ hợp từ hai hay nhiều loại vật liệu thành phần khác nhau, trong đó bao gồm vật liệu cốt và vật liệu nền.
+ Có độ cứng, độ bền cao, khả năng chịu nhiệt, chống mài mòn, chống ăn mòn tốt nhưng có khối lượng riêng nhỏ.
- Ứng dụng:
+ Trong cơ khí động lực (chế tạo vỏ máy bay, ô tô, tàu thuỷ).
+ Trong chế tạo máy (chế tạo các dụng cụ cắt gọt; các trục truyền, bánh răng,...).
+ Trong công nghiệp robot (chế tạo các chi tiết của robot, cánh tay robot,..).
+ Ngoài ra, vật liệu composite còn được dùng để chế tạo các bình chịu áp lực; cánh quạt tua bin gió, ống dẫn chất lỏng,...
c. Vật liệu có cơ tính biến thiên
- Khái niệm:
+ Là vật liệu composite tiên tiến gồm hai hoặc nhiều thành phần vật liệu được thiết kế để có sự thay đổi liên tục các tính chất của vật liệu trong không gian.
+ Điều này đạt được bằng cách thay đổi dẫn các phần thể tích và/hoặc cấu trúc vi mô của các vật liệu cấu thành trong quá trình chế tạo.
- Ứng dụng:
+ Trong công nghiệp hàng không, vũ trụ (tham gia trong thành phần của động cơ tên lửa, thân máy bay,...).
+ Trong cơ khí động lực (chế tạo linh kiện động cơ, dùng làm lớp vỏ cản nhiệt để giảm thất thoát nhiệt từ các bộ phận của hệ thống xả động cơ).
+ Ngoài ra, vật liệu có cơ tính biến thiên còn được ứng dụng làm các chi tiết trong các máy công cụ, dụng cụ cắt,...
d. Hợp kim nhớ hình
- Khái niệm:
+ Là một loại vật liệu có thể ghi nhớ được hình dạng ban đầu của nó.
+ Các chi tiết làm bằng hợp kim nhớ hình khi bị biến dạng bởi tác động của ngoại lực sẽ khôi phục lại hình dạng ban đầu nhờ một quá trình cơ nhiệt thích hợp.
- Ứng dụng:
+ Trong công nghiệp chế tạo robot (chế tạo các chi tiết máy, cơ cấu ở cấp độ micro như bộ kẹp micro thụ động, bộ truyền động cho bàn tay giả, chuồn chuồn robot).
+ Trong công nghiệp ô tô (các bộ truyền động thay thế cho các bộ truyền động điện tử trong ô tô).
+ Trong công nghiệp hàng không (chế tạo cánh quạt máy bay thông minh và cánh máy bay).
……………………..
Nội dung video bài 6 còn nhiều phần rất hấp dẫn và thú vị. Hãy cùng đăng kí để tham gia học bài và củng cố kiến thức thông qua hoạt động luyện tập và vận dụng trong video.