Video giảng Công nghệ cơ khí 11 Kết nối bài 4 Vật liệu kim loại và hợp kim
Video giảng Công nghệ cơ khí 11 kết nối bài 4 Vật liệu kim loại và hợp kim. Các kiến thức được truyền tải nhẹ nhàng, dễ hiểu. Các phần trọng tâm sẽ được nhấn mạnh, giảng chậm. Xem video, học sinh sẽ dễ dàng hiểu bài và tiếp thu kiến thức nhanh hơn.
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được video này. => Xem video demo
Tóm lược nội dung
BÀI 4: VẬT LIỆU KIM LOẠI VÀ HỢP KIM
Chúc các em ngày mới vui vẻ, hôm nay chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu bài mới nhé!
Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kĩ năng như sau:
- Mô tả được tính chất cơ bản, công dụng của vật liệu kim loại và hợp kim.
- Nhận biết được tính chất cơ bản của một số vật liệu kim loại phổ biến bằng phương pháp đơn giản.
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
Trước khi bước vào bài học, các em hãy đọc và trả lời giúp cô câu hỏi sau: Các tính chất cơ bản của vật liệu kim loại và hợp kim là?
Để trả lời câu hỏi trên, chúng ta cùng nhau bước vào bài học ngày hôm nay: Bài 4 – Vật liệu kim loại và hợp kim.
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
1. Phân loại vật liệu kim loại và hợp kim
Nội dung 1.
Trình bày cách phân loại vật liệu kim loại và hợp kim?
Video trình bày nội dung:
Trong kĩ thuật, người ta phân biệt: - Sắt (Fe) và hợp kim của nó (thép và gang) gọi là sắt và hợp kim của sắt.
- Những kim loại còn lại nhóm (Al), đồng (Cu), nickel (Ni), kẽm (Zn), chromium (Cr),... và hợp kim của chúng gọi là kim loại và hợp kim màu.
-> Sắt và hợp kim của sắt được sử dụng trong cơ khí nhiều hơn vì giá thành rẻ hơn.
→
2. Tính chất cơ bản của vật liệu kim loại và hợp kim
Nội dung 2.
Trình bày các đặc điểm của tính chất cơ học, tính chất vật lí, tính chất hóa học và tính chất công nghệ?
Video trình bày nội dung:
- Tính chất cơ học:
+ Tính dẻo, đàn hồi, và có độ bền kéo, độ bền nén nhất định.
+ Tính cứng, màu sắc ánh kim, có thể dát mỏng và gia công thành nhiều hình thù đa dạng.
+ Tuỳ vào thành phần mà mỗi kim loại và hợp kim có các tính chất cơ học cao hơn hay thấp hơn khác nhau.
- Tính chất vật lí:
+ Thể hiện qua khối lượng riêng, nhiệt độ nóng chảy, tính giãn nở, tính dẫn nhiệt, tính dẫn điện và từ tính. Nhờ các ion kim loại và hợp kim có tính dẫn điện tốt.
+ Có từ tính và dẫn nhiệt tốt, có điểm nóng chảy cao.
- Tính chất hoá học:
Hầu hết kim loại và hợp kim màu khó phản ứng hoá học, không dễ bị oxi hoá và không bị gỉ.
- Tính công nghệ:
+ Thép là vật liệu có tính rèn, cắt gọt, đột, dập, hàn, mài,... cao nhưng tính đúc không cao.
+ Gang không có khả năng rèn, dập vì giòn nhưng tính đúc lại tốt.
+ Các kim loại màu và hợp kim của chúng có tính rèn, dập, cán ép, cắt gọt cao do độ dẻo lớn.
3. Một số vật liệu kim loại và hợp kim thông dụng
Nội dung 3.
Kể tên một số vật liệu kim loại và hợp kim thông dụng. Nêu tác dụng của mỗi loại?
Video trình bày nội dung:
- Gang: dùng để chế tạo các chi tiết bạc trượt, các vỏ máy như vỏ động cơ, vỏ máy công nghiệp,... các vật dụng gia đình như nồi cơm,...
- Thép cacbon: là vật liệu xương sống của các ngành công nghiệp, được sử dụng để sản xuất dụng cụ cắt, khuôn dập và các dụng cụ đo lường.
- Thép hợp kim: dùng để chế tạo các chi tiết chịu lực, chịu nhiệt, chịu ăn mòn và trong các lĩnh vực thích hợp nâng cao tuổi thọ của thiết bị, giảm nhẹ khối lượng và kích thước
máy,...
- Hợp kim nhôm: được dùng trong nhiều ngành công nghiệp khác nhau như công nghệ chế tạo máy bay, thiết bị ngành hàng không, đóng tàu, gia công cơ khí, chế tạo khuôn mẫu và nhiều ngành xây dựng khác....
- Đồng: được sử dụng phổ biến làm chất dẫn nhiệt và điện.
- Nickel và hợp kim nickel: được sử dụng để chế tạo thép không gỉ, các đồng tiền xu, các loại nam châm và một số ứng dụng khác trong cuộc sống.
4. Một số phương pháp đơn giản để nhận biết các loại vật liệu kim loại và hợp kim
Nội dung 4.
Trình bày các phương pháp đơn giản để nhận biết các loại vật liệu kim loại và hợp kim?
Video trình bày nội dung:
Các phương pháp đơn giản để nhận biết các loại vật liệu kim loại và hợp kim:
- Quan sát màu sắc và mặt gãy của các mẫu: quan sát màu sắc bên ngoài của các mẫu, quan sát mặt gãy của các mẫu để nhận biết được các loại vật liệu kim loại và hợp kim.
- Xác định tính cứng, tính dẻo: dùng lực của tay bẻ các các đoạn dây, từ đó nhận xét vật liệu nào khó bẻ gãy thì tính cứng lớn hơn, vật liệu nào dễ uốn thì tính dẻo cao hơn.
- Xác định khả năng biến dạng: dùng búa đập vào phần đầu của các thanh mẫu với lực đập như nhau, mẫu nào bị dẹt nhiều hơn là khả năng biến dạng cao hơn.
- Xác định tính giòn của vật liệu: dùng búa đập, vật liệu nào dễ gãy, vỡ thì có tính giòn lớn hơn.
- Xác định khối lượng riêng: là khối lượng của một đơn vị thể tích vật liệu và biết được mức độ nặng, nhẹ của các loại vật liệu khác nhau.
...........
Nội dung video Bài 4 – Vật liệu kim loại và hợp kim còn nhiều phần rất hấp dẫn và thú vị. Hãy cùng đăng kí để tham gia học bài và củng cố kiến thức thông qua hoạt động luyện tập và vận dụng trong video.