Video giảng Công nghệ 9 Chế biến thực phẩm Cánh diều Bài 5: An toàn lao động trong chế biến thực phẩm
Video giảng Công nghệ 9 Chế biến thực phẩm cánh diều Bài 5: An toàn lao động trong chế biến thực phẩm. Các kiến thức được truyền tải nhẹ nhàng, dễ hiểu. Các phần trọng tâm sẽ được nhấn mạnh, giảng chậm. Xem video, học sinh sẽ dễ dàng hiểu bài và tiếp thu kiến thức nhanh hơn.
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được video này. => Xem video demo
Tóm lược nội dung
BÀI 5: AN TOÀN LAO ĐỘNG TRONG CHẾ BIẾN THỰC PHẨM
Xin chào các em, chúng ta lại có hẹn với nhau trong bài học ngày hôm nay rồi!
Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kĩ năng như sau:
- Một số yếu tố gây nguy hiểm, tác động nguy hiểm và mức độ nguy hiểm có thể gặp phải trong quá trình chế biến thực phẩm.
- Cách phòng ngừa các yếu tố nguy hiểm trong quá trình chế biến thực phẩm.
A. KHỞI ĐỘNG
Trước khi vào bài học, các em hãy quan sát hình ảnh cô đang chiếu trên bảng và cho biết: Những yếu tố nào chưa đảm bảo an toàn lao động trong chế biến thực phẩm ở trong bức hình trên?
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Nội dung 1: Tìm hiểu về một số yếu tố nguy hiểm trong chế biến thực phẩm.
Em hãy trình bày một số dạng chính của yếu tố nguy hiểm và mức độ nguy hiểm trong chế biến thực phẩm bằng cách hoàn thành bảng sau:
Nhóm yếu tố nguy hiểm | Tác động nguy hiểm | Mức độ nguy hiểm |
Yếu tố cơ học | ||
Yếu tố nhiệt | ||
Yếu tố điện |
| |
Yếu tố hoá học | ||
Yếu tố cháy, nổ | ||
Yếu tố không gian hẹp |
Video trình bày nội dung:
Nhóm yếu tố nguy hiểm | Tác động nguy hiểm | Mức độ nguy hiểm |
Yếu tố cơ học | - Bộ phận chuyển động quay với vận tốc lớn (máy xay, máy nghiền, máy mài dao,…) - Dụng cụ nhà bếp sắc nhọn như dao, kéo,.. - Mảnh dụng cụ, vật liệu văng bắn, gãy vỡ. - Vật rơi từ trên cao | - Gây chấn thương các bộ phân va đập. - Mức độ nặng nhẹ phụ thuộc vào kiểu va, đập và vị trí tác động. |
Yếu tố nhiệt | - Nhiệt hở ở lò nướng - Khí nóng, hơi nước nóng từ nồi áp suất, nồi nấu, ấm đun nước. - Nhiệt do dầu, mỡ bắn. - Nhiệt khi hút thuốc trong bếp | - Bỏng từng phần hoặc toàn phần. - Cháy, nổ.
|
Yếu tố điện | - Bộ phận kim loại của máy móc, thiết bị nhà bếp bị rò rỉ điện. - Vật mang điện bị hở như cầu dao, mối nối dây điện | - Tổn thương cơ thể, có thể gây chết người khi bị điện giật. - Tổn thất lớn về người và tài sản khi bị chập điện gây cháy nổ.
|
Yếu tố hoá học | - Chất tẩy rửa. - Thuốc diệt chuột, côn trùng. - Khí gas bị rò rỉ. - Khí độc sinh ra khi dùng bếp than. - Khí độc, chất độc sinh ra trong quá trình nấu.
| - Ăn mòn da và những nơi tiếp xúc với các hoá chất tẩy rửa. - Ngộ độc cấp tính hoặc tử vong nếu ăn uống phải thuốc diệt chuột, diệt côn trùng. - Ngộ độ khí gas có nguy cơ cháy, nổ. - Nhiễm khí độc CO khi đun bếp than trong nhà. - Nguy cơ mắc ung thư khi hít phải nhiều hơi dầu, mở đun nóng ở nhiệt độ cao trong thời gian dài.
|
Yếu tố cháy, nổ | - Xăng, dầu, khí gas, cồn cháy nổ (nổ hoá học). - Vỏ bình gas, chai thuỷ tinh, túi đựng bị nổ (nổ vật lí). | Gây tai nạn cho người trong vi phạm nổ do tốc độ phản ứng nhanh tạo ra lượng sản phẩm cháy lớn, nhiệt độ cao và áp lực lớn. |
Yếu tố không gian hẹp | - Bếp quá nhỏ hẹp, không thông khí, không có hút mùi. Vật dụng bị xếp cao, chồng chất. | - Thiếu trao đổi khí. - Không khí chứa chất độc, cản trở tầm nhìn, tổn thương phổi và các cơ quan khác. - Bị tổn thương do rơi, va, đập. |
Nội dung 2: Hướng dẫn phòng ngừa nguy hiểm trong bếp.
........
Nội dung video Bài 5 An toàn lao động trong chế biến thực phẩm còn nhiều phần rất hấp dẫn và thú vị. Hãy cùng đăng kí để tham gia học bài và củng cố kiến thức thông qua hoạt động luyện tập và vận dụng trong video.