Video giảng công nghệ 8 kết nối bài 8: Gia công cơ khí bằng tay

Video giảng công nghệ 8 kết nối bài 8: Gia công cơ khí bằng tay. Các kiến thức được truyền tải nhẹ nhàng, dễ hiểu. Các phần trọng tâm sẽ được nhấn mạnh, giảng chậm. Xem video, học sinh sẽ dễ dàng hiểu bài và tiếp thu kiến thức nhanh hơn. 

Bạn chưa đủ điều kiện để xem được video này. => Xem video demo

Tóm lược nội dung

BÀI 8. GIA CÔNG CƠ KHÍ BẰNG TAY

Chào mừng các em quay lại với tiết học công nghệ của ngày hôm nay!

Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kĩ năng như sau:

  • Trình bày được một số phương pháp và quy trình gia công cơ khí bằng tay.

HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

Trước khi vào bài học, chúng ta cùng thảo luận trả lời câu hỏi sau.

Em hãy cho biết có thể sử dụng những dụng cụ nào để làm ra chìa khóa b) từ phôi a)?

HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Nội dung 1. Dụng cụ gia công cơ khí cầm tay

Các em hãy trả lời một số câu hỏi sau:

  • Có những loại dụng cụ gia công nào?
  • Em hãy cho biết thước lá có công dụng như thế nào? 
  • Nêu cấu tạo của thước cặp. 

Video trình bày nội dung:

1. Dụng cụ gia công

- Dụng cụ gia công gồm: đục, kìm, cưa, mũi vạch, mũi đột, búa.

2. Dụng cụ đo và kiểm tra

a) Thước lá

- Để đo độ dài các chi tiết có kích thước lớn hơn 1000mm, người ta thường dùng thước cuộn.

b) Thước cặp

Cấu tạo của thước cặp bao gồm:

1. Cán.

2. Mỏ đa năng.

3. Khung động.

4. Vít hãm.

5. Thang chia độ chính.

6. Thước đo chiều sâu lỗ.

7. Mỏ đo ngoài.

8. Thang chia độ của du xích.

Nội dung 2. Một số phương pháp gia công cơ khí bằng tay

Đối với phần này, các em cần làm rõ những câu hỏi sau:

• Vạch dấu là gì? Nêu kĩ thuật và an toàn khi thực hiện vạch dấu.

• Thế nào là cắt kim loại bằng cưa tay?

• Để cắt kim loại bằng cưa tay cần chuẩn bị những gì?

• Nêu những yêu cầu cần thực hiện khi cắt kim loại bằng cưa tay.

• Cách cầm đục kim loại như thế nào?

• Cách cầm búa như thế nào?

• Gồm mấy loại dũa kim loại?

Video trình bày nội dung:

1. Vạch dấu

- Khái niệm: Vạch dấu là xác định ranh giới giữa chi tiết cần gia công với phần lượng dư hoặc xác định vị trí tương quan các bề mặt.

- Kĩ thuật:

+ Chuẩn bị phôi và dụng cụ cần thiết.

+ Bôi phấn màu lên bề mặt của phôi.

+ Dùng dụng cụ đo và mũi vạch, mũi đột để lấy dấu lên phôi.

- An toàn:

+ Không dùng búa có cán bị nứt.

+ Vật cần vạch dấu được cố định chắc chắn.

+ cầm mũi đột, búa chắc chắn, đánh búa đứng đầu mũi đột.

2. Cắt kim loại bằng cưa tay

- Khái niệm: là một dạng gia công thô, dùng lực tác động làm cho lưỡi cưa chuyển động qua lại để cắt vật liệu.

- Chuẩn bị:

+ Lắp lưỡi cưa vào khung cưa sao cho các răng của lưỡi cưa hướng ra khỏi cán cưa.

+ Lấy dấu trên phôi cần cưa.

+ Chọn ê tô theo tầm vóc của người và gá chặt phôi lên ê tô.

- Tư thế đứng: Đứng thẳng, thoải mái, khối lượng cơ thể phân bố đều lên hai chân.

- Cầm cưa: Tay thuận nắm cán cưa. Tay còn lại nắm đầu kia của khung cửa.

- Thao tác cưa: 

+ Kết hợp 2 tay và cơ thể để đẩy và kéo cưa.

+ Khi đẩy thì ấn lưỡi cưa và đẩy chậm để tạo lực cắt, khi kéo cưa về, tay thuận rút cưa về nhanh hơn lúc đẩy, tay còn lại không ấn.

+ Quá trình lặp đi lặp lại cho đến khi kết thúc.

3. Đục kim loại 

- Cách cầm đục: 

+ Vị trí tay cầm cách đầu tròn của đục 20 - 30 mm.

+ Chụm tay cầm/giữ đục bằng ngón cái cùng ba ngón (ngón giữa, ngón áp út, ngón út) trong khi đó ngón cái cầm hờ.

- Cách cầm búa: 

+ Vị trí cầm cách đầu cán búa 20 - 30 mm.

+ Cầm búa theo cách nắm lòng bàn tay: giữ búa bằng ngón cái và 4 ngón còn lại.

- Tay thuận cầm búa, tay còn lại cầm đục.

4. Dũa kim loại

- Gồm 5 loại dũa: dũa tròn, dũa dẹt, dũa tam giác, dũa vuông, dũa bán nguyệt.

………..

Nội dung video bài 8: Gia công cơ khí bằng tay còn nhiều phần rất hấp dẫn và thú vị. Hãy cùng đăng kí để tham gia học bài và củng cố kiến thức thông qua hoạt động luyện tập và vận dụng trong video.

Xem video các bài khác