Video giảng công nghệ 8 kết nối bài 7: Truyền và biến đổi chuyển động

Video giảng công nghệ 8 kết nối bài 7: Truyền và biến đổi chuyển động. Các kiến thức được truyền tải nhẹ nhàng, dễ hiểu. Các phần trọng tâm sẽ được nhấn mạnh, giảng chậm. Xem video, học sinh sẽ dễ dàng hiểu bài và tiếp thu kiến thức nhanh hơn. 

Bạn chưa đủ điều kiện để xem được video này. => Xem video demo

Tóm lược nội dung

BÀI 7. TRUYỀN VÀ BIẾN ĐỔI CHUYỂN ĐỘNG

Chào mừng các em quay lại với tiết học công nghệ của ngày hôm nay!

Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kĩ năng như sau:

  • Trình bày được nội dung cơ bản của truyền và biến đổi chuyển động; cấu tạo, nguyên lí làm việc của một số cơ cấu truyền và biến đổi chuyển động.
  • Tháo lắp và tính toán được tỉ số truyền của một số bộ truyền và biến đổi chuyển động.

HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

Trước khi vào bài học, chúng ta cùng thảo luận trả lời câu hỏi sau.

Em hãy cho biết bộ phận nào được dùng để truyền chuyển động từ bàn đạp đến bánh xe?

HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Nội dung 1. Truyền động ma sát

Các em làm việc theo nhóm cặp và cùng trả lời các câu hỏi ngắn sau:

  • Truyền động ma sát là gì?
  • Nêu cấu tạo của truyền động ma sát.
  • Nguyên lí làm việc của truyền động ma sát được thực hiện như thế nào? 
  • Truyền động ma sát được ứng dụng như thế nào?

Video trình bày nội dung:

- Khái niệm: 

+ Là cơ cấu truyền chuyển động từ một vật (vật dẫn) tới một vật khác (vật bị dẫn) nhờ lực ma sát.

+ Trong các bộ truyền động ma sát, phổ biến nhất là truyền động đai.

- Cấu tạo: bánh dẫn, bánh bị dẫn và dây đai.

- Nguyên lí làm việc: Khi bánh dẫn 1 (có đường kính D1) quay với tốc độ n1 (vòng/phút), nhờ lực ma sát giữa dây đai và hai bánh dẫn, bánh bị dẫn 2 (có đường kính D2) sẽ quay với tốc độ n2 (vòng/phút).

- Ứng dụng: máy khâu, máy khoan, máy tiện, ô tô, máy kéo,...

Nội dung 2. Truyền động ăn khớp

Các em tiếp tục thảo luận nhóm và trả lời:

  • Truyền động ăn khớp là gì? 
  • Truyền động bánh răng, truyền động xích là hai cơ cấu như thế nào? 
  • Truyền động ăn khớp cấu tạo như thế nào?
  • Kể tên các bộ phận truyền động bánh răng.
  • Kể tên các bộ phận của truyền động xích.
  • Nêu nguyên lí làm việc của truyền động ăn khớp. 
  • Ứng dụng của truyền động ăn khớp vào thực tiễn.

Video trình bày nội dung:

- Khái niệm: Là cơ cấu truyền chuyển động từ vật dẫn tới vật bị dẫn qua các cơ cấu ăn khớp. 

- Truyền động bánh răng, truyền động xích là hai cơ cấu truyền chuyển động ăn khớp phổ biến.

- Các bộ truyền động ăn khớp:

- Truyền động bánh răng:

+ Bánh dẫn.

+ Bánh bị dẫn.

- Truyền động xích:

+ Đĩa dẫn.

+ Đĩa bị dẫn.

+ Xích.

- Nguyên lí làm việc: Khi bánh dẫn hoặc đĩa dẫn (1) (có số răng Z1) quay với tốc độ n1 (vòng/phút), nhờ ăn khớp giữa hai bánh răng (hoặc giữa xích và đĩa xích), bánh bị dẫn hoặc đĩa bị dẫn (2) (có số răng Z2) sẽ quay với tốc độ n2 (vòng/phút).

- Ứng dụng:

+ Bộ truyền động bánh răng: đồng hồ, hộp số xe máy,...

+ Bộ truyền động xích: xe máy, máy nâng chuyền,...

Nội dung 3. Cơ cấu tay quay con trượt

Các em hãy trả lời ngắn các câu hỏi sai:

  • Cơ cấu tay quay con trượt là gì? 
  • Nêu cấu tạo của cơ cấu tay quay con trượt.
  • Trình bày nguyên lí làm việc của cơ cấu tay quay con trượt. 
  • Nêu các ứng dụng của cơ cấu tay quay con trượt trong thực tiễn. 

Video trình bày nội dung:

- Khái niệm: Cơ cấu tay quay con trượt biến chuyển động quay thành chuyển động tịnh tiến và ngược lại.

- Cấu tạo: tay quay, thanh truyền, con trượt và giá đỡ.

- Nguyên lí làm việc: Khi tay quay (1) quay quanh trục A, đầu B của thanh truyền chuyển động trong, làm cho con trượt (3) chuyển động tịnh tiến qua lại trên giá đỡ (4). Nhờ đó chuyển động tròn của tay quay được biến thành chuyển động tịnh tiến qua lại của con trượt.

- Ứng dụng: máy khâu đạp chân, máy hơi nước....

Nội dung 4. Cơ cấu tay quay thanh lắc

Tiếp  theo chúng ta cùng trao đổi các câu hỏi sau:

  • Cơ cấu tay quay thanh lắc là gì?
  • Nêu cấu tạo của cơ cấu tay quay thanh lắc.
  • Trình bày nguyên lí làm việc của cơ cấu tay quay thanh lắc.
  • Ứng dụng của cơ cấu tay quay thanh lắc vào thực tiễn như thế nào? 

Video trình bày nội dung:

- Khái niệm: Cơ cấu tay quay thanh lắc biến chuyển động quay thành chuyển động lắc và ngược lại.

- Cấu tạo: tay quay, thanh truyền, thanh lắc và giá đỡ.

- Nguyên lí làm việc: Khi tay quay AB quay đều quanh trục A, thông qua thành truyền BC, làm thanh lắc CD lắc qua lắc lại quanh trục D một góc xác định.

- Ứng dung: máy dệt, máy khâu đạp chân,...

………..

Nội dung video bài 7. Truyền và biến đổi chuyển động còn nhiều phần rất hấp dẫn và thú vị. Hãy cùng đăng kí để tham gia học bài và củng cố kiến thức thông qua hoạt động luyện tập và vận dụng trong video.

Xem video các bài khác