Video giảng Công nghệ 8 cánh diều Bài 6: Vật liệu cơ khí
Video giảng Công nghệ 8 cánh diều Bài 6: Vật liệu cơ khí. Các kiến thức được truyền tải nhẹ nhàng, dễ hiểu. Các phần trọng tâm sẽ được nhấn mạnh, giảng chậm. Xem video, học sinh sẽ dễ dàng hiểu bài và tiếp thu kiến thức nhanh hơn.
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được video này. => Xem video demo
Tóm lược nội dung
BÀI 6. VẬT LIỆU CƠ KHÍ
Xin chào các em, chúng ta cùng học tiết học công nghệ của ngày hôm nay nhé!
Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kĩ năng như sau:
- Nhận biết và phân loại được các vật liệu cơ khí thông dụng.
- Trình bày được tính chất cơ bản của một số vật liệu cơ khí thông dụng.
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
Trước khi vào bài học, chúng ta cùng thảo luận trả lời câu hỏi sau.
Em hãy kể tên một số dụng cụ, đồ dùng trong gia đình em có một phần hoặc toàn bộ được làm bằng kim loại cho cả lớp cùng biết?
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Nội dung 1. Khái quát chung về vật liệu
Theo em. vật liệu là gì?
Video trình bày nội dung:
- Khái niệm: Vật liệu là các chất, hợp chất có nguồn gốc tự nhiên hoặc nhân tạo được con người dùng để chế tạo ra máy móc, dụng cụ, đồ dùng,... phục vụ đời sống.
- Vật liệu dùng trong sản xuất đa dạng: vật liệu kim loại, vật liệu phi kim loại, vật liệu tổng hợp,...
- Nhóm vật liệu dùng phổ biến: vật liệu kim loại và vật liệu phi kim.
Nội dung 2. Một số vật liệu cơ khí thông dụng
Em hãy nêu nội dung của vật liệu kim loại và vật liệu phi kim?
Video trình bày nội dung:
2.1. Vật liệu kim loại
a) Kim loại đen
- Kim loại đen có thành phần chủ yếu là sắt (Fe) và carbon (C).
- Chia ra thành thép và gang.
- Thép và gang có màu xám đặc trưng, bị oxi hóa khi không được bảo vệ.
b) Kim loại màu
- Đặc điểm, tính chất của đồng:
+ Có màu nâu đỏ, ánh kim.
+ Hợp kim của đồng với thiếc có màu nâu, với kẽm có màu vàng.
+ Khi bị oxi hóa, bề mặt ngoài bị phủ lớp oxide đồng màu đen.
- Đặc điểm, tính chất của nhôm:
+ Có màu trắng bạc, ánh kim.
+ Khi bị oxi hóa, bề mặt chuyển sang màu sẫm hơn.
2.2. Vật liệu phi kim loại
- Khái niệm: Chất dẻo:
+ Còn gọi là polyme.
+ Sản xuất vật dụng trong đời sống và công nghiệp.
+ Dễ bị biến dạng dưới tác dụng của nhiệt độ, áp suất.
+ Điểm khác nhau:
Chất dẻo nhiệt: sau khi gia nhiệt thì sẽ hóa dẻo, có khả năng tái chế. Ví dụ: polyethylene (PE), polyvinyl cloride (PVC),...
Chất dẻo nhiệt rắn: sau khi gia nhiệt sẽ hóa rắn. Ví dụ: polyurethane (PU), melamine formaldehyde (MF),...
+ Cao su:
Nguồn gốc: cao su tự nhiên, cao su nhân tạo.
Đặc điểm: màu đen, có tính dẻo và tính đàn hồi tốt, dễ gia công nhiệt.
Ứng dụng: săm xe, lốp xe, sản phẩm cách điện,...
………..
Nội dung video bài 6: Vật liệu cơ khí còn nhiều phần rất hấp dẫn và thú vị. Hãy cùng đăng kí để tham gia học bài và củng cố kiến thức thông qua hoạt động luyện tập và vận dụng trong video.