Video giảng Công nghệ 8 cánh diều Bài 13: Mạch điện điều khiển và mô đun cảm biến
Video giảng Công nghệ 8 cánh diều Bài 13: Mạch điện điều khiển và mô đun cảm biến. Các kiến thức được truyền tải nhẹ nhàng, dễ hiểu. Các phần trọng tâm sẽ được nhấn mạnh, giảng chậm. Xem video, học sinh sẽ dễ dàng hiểu bài và tiếp thu kiến thức nhanh hơn.
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được video này. => Xem video demo
Tóm lược nội dung
BÀI 13 : MẠCH ĐIỆN ĐIỀU KHIỂN VÀ MÔ ĐUN CẢM BIẾN
Chào mừng các em đến với bài học ngày hôm nay!
Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kĩ năng như sau:
- Sơ đồ khối mạch điện điều khiển
- Mạch điện điều khiển sử dụng mô đun cảm biến
- Cách luyện tập và vận dụng về mạch điện điều khiển và mô đun cảm biến.
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
Kể tên một số đồ dùng điện trong gia đình có sử dụng mạch điện điều khiển?
Hoạt động 1. Sơ đồ khối mạch điện điều khiển
Em hãy cho biết mạch điện gồm có mấy bộ phận?
Video trình bày nội dung:
- Mạch điện điều khiển gồm có hai bộ phận: Thiết bị đóng, cắt: có thể là công tắc, nút bấm hoặc là các tiếp điểm.
- Bộ phận điều khiển: có thể tác động trực tiếp bằng tay lên nút ấn, tiếp điểm hoặc từ xa qua điều khiển từ xa.
- Rơ le điện là phần tử có tiếp điểm đồng, cắt thường được sử dụng trong mạch điện điều khiển sử dụng mô đun cảm biến.
- Nguyên lí làm việc của rơ le điện: khi cuộn hút có điện thì tiếp điểm của rơ le chuyển đổi trạng thái.
Hoạt động 2. Mạch điện điều khiển sử dụng mô đun cảm biến
Em hãy cho biết mô đun cảm biến gồm mấy phần tử?
Video trình bày nội dung:
- Mô đun cảm biến gồm ba phần tử là: cảm biến, mạch điện tử và tiếp điểm đóng, cắt.
- Chức năng của từng phần tử:
+ Cảm biến: Cảm nhận và biến đổi các tín hiệu đầu vào (ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm, áp suất, chuyển động,...) thành tín hiệu điện đầu ra để đưa vào mạch điện tử xử lí.
+ Mạch điện tử: Nhận và xử lí tín hiệu điện đầu ra của cảm biến để điều khiển tiếp điểm đóng, cắt.
+ Tiếp điểm đóng, cắt: Nhận tín hiệu từ mạch điện tử để đóng, cắt nguồn điện cấp cho phụ tải điện. Tiếp điểm đóng, cắt trong mô đun cảm biến thường sử dụng tiếp điểm của rơ le điện.
- Nguyên lí hoạt động của sơ đồ bật, tắt đèn tự động sử dụng mô đun cảm biến ánh sáng:
+ Khi trời sáng, tín hiệu ra của cảm biến ánh sáng sẽ làm cho cuộn hút của rơ le không có điện, tiếp điểm rơ le không đóng, đèn không sáng. Khi trời tối, tín hiệu ra của cảm biến sẽ làm cho cuộn hút của rơ le có điện, tiếp điểm đóng lại, đèn sáng.
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
Câu 1: Mô đun cảm biến ánh sáng được sử dụng như nào trong đời sống?
- A. Bật, tắt đèn tự động khi có người đi lại
- B. Đóng mở tự động rèm cửa
- C. Sử dụng trong máy tạo ẩm
- D. Sử dụng trong máy điều hòa không khí
Câu 2: Sơ đồ khối mạch điện điều khiển gồm những bộ phận nào?
- A. Nguồn điện
- B. Thiết bị đóng cắt và điều khiển
- C. Phụ tải điện
- D. Tất cả các đáp án trên
Câu 3: Chức năng của cảm biến là?
- A. Cảm nhận và biến đổi các tín hiệu đầu vào (ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm, áp suất, chuyển động,...) thành tín hiệu đầu ra để đưa vào mạch điện tử xử lí.
- B. Nhận và xử lí tín hiệu đầu ra của cảm biến để điều khiển tiếp điểm đóng, cắt.
- C. Nhận tín hiệu từ mạch điện tử để đóng, cắt nguồn điện cấp cho phụ tải điện.
- D. Dẫn điện từ nguồn điện đến phụ tải điện
Câu 4: Đâu là phần tử của mô đun cảm biến?
- A. Cảm biến
- B. Mạch điện tử
- C. Tiếp điểm đóng, cắt
- D. Cả 3 đáp án trên đều đúng
Câu 5: Mô đun cảm biến theo tín hiệu đầu vào là
- A. Mô đun cảm biến chuyển động
- B. Mô đun cảm biến hồng ngoại
- C. Mô đun cảm biến khí độc hại
- D. Mô đun cảm biến quang dẫn
Video trình bày nội dung:
Câu 1 - B | Câu 2 - D | Câu 3 -A | Câu 4 -D | Câu 5 -B |
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
Câu 1: Nêu vai trò của mạch điện điều khiển?
Câu 2: Mạch điện điều khiển gồm có những bộ phận nào?
Nội dung video Bài 13: “Mạch điện điều khiển và mô đun cảm biến” còn nhiều phần rất hấp dẫn và thú vị. Hãy cùng đăng kí để tham gia học bài và củng cố kiến thức thông qua hoạt động luyện tập và vận dụng trong video.