Video giảng Công nghệ 8 cánh diều Bài 10: Nguyên nhân gây ra tai nạn điện và biện pháp an toàn điện

Video giảng Công nghệ 8 cánh diều Bài 10: Nguyên nhân gây ra tai nạn điện và biện pháp an toàn điện. Các kiến thức được truyền tải nhẹ nhàng, dễ hiểu. Các phần trọng tâm sẽ được nhấn mạnh, giảng chậm. Xem video, học sinh sẽ dễ dàng hiểu bài và tiếp thu kiến thức nhanh hơn. 

Bạn chưa đủ điều kiện để xem được video này. => Xem video demo

Tóm lược nội dung

BÀI 10: NGUYÊN NHÂN GÂY TAI NẠN ĐIỆN VÀ BIỆN PHÁP AN TOÀN ĐIỆN

Xin chào các em, chúng ta cùng học tiết học công nghệ của ngày hôm nay nhé!

Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kĩ năng như sau:

  • Nhận biết được một số nguyên nhân gây tai nạn điện.
  • Trình bày được một số biện pháp an toàn điện.

HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

Trước khi vào bài học, chúng ta cùng thảo luận trả lời câu hỏi sau.

Theo em, việc sử dụng điện không an toàn có thể gây nguy hiểm cho con người như thế nào?

HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Nội dung 1. Nguyên nhân gây tai nạn điện

Em hãy Nêu những nguyên nhân chính gây tai nạn điện?

Video trình bày nội dung:

1. TIẾP XÚC VỚI VẬT MANG ĐIỆN

- Chạm trực tiếp vào cực của phích cắm điện. 

- Chạm trực tiếp vào dây dẫn bị hỏng vỏ cách điện. 

- Chạm vào vỏ kim loại của máy giặt bị rò điện. 

- Thay thế bóng đèn điện khi chưa cắt nguồn điện. 

2. ĐẾN GẦN DÂY DẪN ĐIỆN BỊ ĐỨT RƠI XUỐNG ĐẤT

- Mưa bão to, sét đánh có nguy cơ làm dây điện bị đứt và rơi xuống đất, nền đất ẩm sẽ trở thành vật dẫn điện gây nguy hiểm cho con người. 

3. VI PHẠM HÀNH LANG AN TOÀN LƯỚI ĐIỆN CAO ÁP VÀ TRẠM BIẾN ÁP

- Người đến gần đường dây cao áp hoặc trạm biến áp, tuy chưa chạm trực tiếp vào phần có điện nhưng vẫn có thể bị điện áp cao phóng điện qua không khí gây điện giật. 

=> Không thả diều, điều khiển các vật thể bay gần đường dây điện cao áp vì có thể gây sự cố cho đường dây hoặc bị điện giật.

4. THIẾT BỊ, ĐỒ DÙNG ĐIỆN QUÁ TẢI VÀ CHÁY NỔ

- Cắm nhiều đồ dùng điện có công suất lớn trên cùng ổ cắm điện có thể gây quá tải, chập cháy. (Hình 10.4a)

- Để đồ dùng điện có phát nhiệt như bàn là, bếp điện,... gần các đồ vật dễ cháy như rèm vải, giấy,... có thể gây hoả hoạn, cháy nổ khi thiết bị gặp sự cố.

Nội dung 2. Một số biện pháp an toàn điện

Em hãy nêu một số biện pháp để đảm bảo an toàn điện?

Video trình bày nội dung:

1. NGUYÊN TẮC AN TOÀN KHI SỬ DỤNG THIẾT BỊ, ĐỒ DÙNG ĐIỆN

- Không sử dụng dây dẫn điện có vỏ cách điện bị hở, hỏng.

- Không cắm quá nhiều đồ dùng điện có công suất lớn trên cùng ổ cắm điện. 

- Không để các đồ vật dễ cháy gần đường dây điện và các đồ dùng điện sinh nhiệt.

- Chỉ sử dụng các thiết bị, đồ dùng điện khi đã biết cách sử dụng.

- Khi sửa chữa phải ngắt nguồn điện, có biển thông báo và sử dụng dụng cụ bảo vệ an toàn điện,...

2. NGUYÊN TẮC PHÒNG NGỪA TAI NẠN ĐIỆN TRONG MÙA MƯA BÃO

- Ngắt ngay nguồn điện nếu có khu vực trong nhà bị ướt, ngập nước, đứng trên vật cao cách điện để ngắt cầu dao/aptomat. 

- Tránh xa, cảnh báo cho người xung quanh biết và thông báo cho cơ quan chức năng để xử lý khi thấy dây điện bị đứt rơi xuống đất. 

………..

Nội dung video bài 10: Nguyên nhân gây tai nạn điện và biện pháp an toàn điện còn nhiều phần rất hấp dẫn và thú vị. Hãy cùng đăng kí để tham gia học bài và củng cố kiến thức thông qua hoạt động luyện tập và vận dụng trong video.

Xem video các bài khác