Video giảng công nghệ 6 cánh diều bài 7: Chế biến thực phẩm

Video giảng công nghệ 6 Cánh diều bài 7: Chế biến thực phẩm. Các kiến thức được truyền tải nhẹ nhàng, dễ hiểu. Các phần trọng tâm sẽ được nhấn mạnh, giảng chậm. Xem video, học sinh sẽ dễ dàng hiểu bài và tiếp thu kiến thức nhanh hơn. 

Bạn chưa đủ điều kiện để xem được video này. => Xem video demo

Tóm lược nội dung

BÀI 7. CHẾ BIẾN THỰC PHẨM

Xin chào các em học sinh thân mến, chúng ta lại gặp nhau trong bài học ngày hôm nay rồi!

Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kĩ năng như sau:

  • Vai trò, ý nghĩa của chế biến thực phẩm
  • Một số phương pháp chế biến thực phẩm phổ biến
  • Các nguyên tắc chế biến thực phẩm đảm bảo an toàn vệ sinh
  • Thực hành chế biến thực phẩm – Món rau trộn

HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

Trước khi bước vào bài học ngày hôm nay, các em suy nghĩ và trả lời cho cô câu hỏi: Em hãy kể tên một số phương pháp chế biến thực phẩm mà em biết?

HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ

Nội dung 1: VAI TRÒ, Ý NGHĨA CỦA CHẾ BIẾN THỰC PHẨM

Em hãy trình bày vai trò và ý nghĩa của chế biến thực phẩm?

Video trình bày nội dung:

- Chế biến thực phẩm là quá trình xử lí thực phẩm đã qua sơ chế hoặc thực phẩm tươi sống theo phương pháp công nghiệp hoặc thủ công để tạo thành nguyên liệu thực phẩm hoặc sản phẩm thực phẩm.

- Vai trò, ý nghĩa của chế biến thực phẩm:

+ Đa dạng hoá các sản phẩm.

+ Tăng khả năng hấp thu, tiêu hoá chất dinh dưỡng cho người sử dụng. 

+ Bảo vệ thực phẩm không bị hư hỏng. 

+ Bảo vệ và tăng cường sức khỏe cho người sử dụng.

+ Tiết kiệm được thời gian chuẩn bị thực phẩm.

+  Kéo dài thời gian sử dụng sản phẩm.

Nội dung 2: MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP CHẾ BIẾN THỰC PHẨM PHỔ BIẾN

Em hãy kể tên một số phương pháp chế biến thực phẩm mà em biết. Em hiểu thế nào về phương pháp lên men?

Video trình bày nội dung:

1. Lên men

Lên men là phương pháp chế biến thực phẩm trong đó đường trong nguyên liệu chuyển thành acid hoặc cồn nhờ vi sinh vật. Ví dụ: muối chua rau củ, làm sữa chua, làm nem chua, ủ rượu vang,...

2. Luộc, hấp

- Thực phẩm được làm chín ở nhiệt độ sôi của nước hoặc hơi nước.

- Khi hấp, thực phẩm chín nhanh và không bị ngâm trong nước nên chất dinh dưỡng ít bị tổn thất hơn so với các phương pháp khác như luộc, hầm,...

3. Đóng hộp

Đóng hộp là phương pháp chế biến thực phẩm bằng nhiệt độ cao và đựng trong bao bì kín (lọ thuỷ tinh, hộp kim loại,...).

4. Chiên (rán)

- Thực phẩm được làm chín ở nhiệt độ sôi (hơn 150°C) của dầu, mỡ. 

- Thực phẩm sau khi chiên hoặc rán chứa nhiều chất béo và những chất có hại cho sức khoẻ, nên được khuyến cáo ăn hạn chế.

5. Nướng

- Thực phẩm được làm chín ở nhiệt độ cao (160 – 205°C). 

- Thực phẩm nướng chứa những chất có nguy cơ gây ung thư, nên được khuyến cáo ăn hạn chế.

6. Phơi, sấy

Phơi, sấy là phương pháp làm kho thực phẩm. 

+ Phơi là dùng năng lượng từ ánh sáng mặt trời 

+ Sấy dùng năng lượng từ điện, xăng, dầu hay than củi,...

Nội dung 3: CÁC NGUYÊN TẮC CHẾ BIẾN THỰC PHẨM ĐẢM BẢO AN TOÀN VỆ SINH

Nhà ở của Việt Nam thường phân chia thành những loại nào? Em hãy cho biết đặc điểm của kiểu nhà ở nông thôn.

Video trình bày nội dung:

Vệ sinh an toàn thực phẩm là tất cả điều kiện, biện pháp cần thiết để bảo đảm cho thực phẩm không gây hại cho sức khỏe, tính mạng người tiêu dùng.

1. Giữ vệ sinh khi chế biến

Người chế biến thực phẩm phải khoẻ mạnh, mặc trang phục đúng quy định, có hiểu biết về vệ sinh an toàn thực phẩm. Dụng cụ và nơi chế biến phải luôn sạch sẽ, gọn gàng, khô ráo.

2. Chọn nguyên liệu tươi, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm 

3. Tách biệt thực phẩm sống và chín, cũ và mới để tránh lây nhiễm mầm bệnh từ thực phẩm sống qua thực phẩm chín; thực phẩm cũ phải được đun nóng kĩ trước khi sử dụng

4. Chế biến thực phẩm đúng cách để giữ được các chất dinh dưỡng, giúp món ăn hấp dẫn và đảm bảo tốt an toàn vệ sinh thực phẩm

5. Bảo quản thực phẩm đúng nhiệt độ

………..

Nội dung video Bài 7: Chế biến thực phẩm còn nhiều phần rất hấp dẫn và thú vị. Hãy cùng đăng kí để tham gia học bài và củng cố kiến thức thông qua hoạt động luyện tập và vận dụng trong video.

Xem video các bài khác