Video giảng địa lí 10 kết nối bài 37: Địa lí ngành thương mại và ngành tài chính ngân hàng
Video giảng địa lí 10 kết nối bài 37: Địa lí ngành thương mại và ngành tài chính ngân hàng. Các kiến thức được truyền tải nhẹ nhàng, dễ hiểu. Các phần trọng tâm sẽ được nhấn mạnh, giảng chậm. Xem video, học sinh sẽ dễ dàng hiểu bài và tiếp thu kiến thức nhanh hơn.
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được video này. => Xem video demo
Tóm lược nội dung
BÀI 37: ĐỊA LÍ NGÀNH THƯƠNG MẠI VÀ NGÀNH TÀI CHÍNH
NGÂN HÀNG
Chào các em, côtin rằng hôm nay sẽ là một ngày học tập hiệu quả!
Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kĩ năng như sau:
- Trình bày được vai trò và đặc điểm của ngành thương mại và tài chính ngân hàng.
- Phân tích được các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố ngành thương mại và tài chính ngân hàng
- Trình bày được tình hình phát triển và phân bố ngành thương mại và tài chính ngân hàng trên thế giới.
- Liên hệ được các hoạt động thương mại và tài chính ngân hàng ở địa phương.
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
Trước khi vào bài học, chúng ta cùng trả lời câu hỏi sau: Bằng những kinh nghiệm và kiến thức mà chúng ta đã học, em hãy kể tên một số tổ chức thương mại và tài chính ngân hàng lớn trên thế giới mà em biết.
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
I. NGÀNH THƯƠNG MẠI
Nội dung 1. Vai trò, đặc điểm của ngành thương mại
Theo em, ngành thương mại có vai trò như thế nào đối với kinh tế và các lĩnh vực khác? Ngành thương mại có những đặc điểm gì nổi bật?
Video trình bày nội dung:
- Vai trò của ngành thương mại:
+ Với phát triển kinh tế: là cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng; điều tiết sản xuất, giúp trao đổi hàng hoá được mở rộng, thúc đẩy sản xuất phát triển.
+ Với các lĩnh vực khác: định hướng tiêu dùng, tạo tập quán tiêu dùng mới; thúc đẩy phản công lao động giữa các lãnh thổ trong nước và trên thế giới.
– Đặc điểm của ngành thương mại:
+ Thương mại là quá trình trao đổi hàng hoá, dịch vụ giữa bên bán và bên mua, đồng thời tạo ra thị trường.
+ Hoạt động thương mại chịu tác động của quy luật cung và cầu.
+ Không gian hoạt động thương mại không chỉ giới hạn trong phạm vi quốc gia (nội thương) mà còn giữa các quốc gia với nhau (ngoại thương).
+ Hoạt động ngoại thương được đo lường bằng cán cân xuất nhập khẩu. Nếu giá trị xuất khẩu lớn hơn giá trị nhập khẩu gọi là xuất siêu. Nếu giá trị xuất khẩu nhỏ hơn giá trị nhập khẩu gọi là nhập siêu,
+ Sự kết hợp giữa thương mại và công nghệ đã dẫn đến sự bùng nổ của thương mại điện tử.
Nội dung 2. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố
Em hãy cho cô biết các nhân tố nào ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố thương mại?
Video trình bày nội dung:
- Vị trí địa lí: hình thành đầu mối thương mại
- Trình độ phát triển kinh tế và lịch sử – văn hoá: Cơ cấu thương mại, quy mô phát triển thương mại.
- Đặc điểm dân cư: sức mua và nhu cầu của người dân, hình thành mạng lưới thương mại.
- Khoa học – công nghệ: thay đổi cách thức, loại hình thương mại.
- Toàn cầu hoá, hội nhập quốc tế: thúc đẩy đầu tư quốc tế, phát triển ngoại thương, hình thành các tổ chức thương mại quốc tế.
……………….
Nội dung video bài 37: Địa lí ngành thương mại và ngành tài chính còn nhiều phần rất hấp dẫn và thú vị. Hãy cùng đăng kí để tham gia học bài và củng cố kiến thức thông qua hoạt động luyện tập và vận dụng trong video.