Video giảng địa lí 10 kết nối bài 15: Sinh quyển

Video giảng địa lí 10 kết nối bài 15: Sinh quyển. Các kiến thức được truyền tải nhẹ nhàng, dễ hiểu. Các phần trọng tâm sẽ được nhấn mạnh, giảng chậm. Xem video, học sinh sẽ dễ dàng hiểu bài và tiếp thu kiến thức nhanh hơn. 

Bạn chưa đủ điều kiện để xem được video này. => Xem video demo

Tóm lược nội dung

BÀI 15: SINH QUYỂN

Cô chào cả lớp, chúng ta lại gặp nhau trong bài học ngày hôm nay rồi!

Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kĩ năng như sau:

- Trình bày được khái niệm sinh quyển.

- Phân tích đặc điểm và giới hạn của sinh quyển.

- Phân tích được các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố sinh vật.

- Liên hệ được thực tế ở địa phương.

HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

Trước khi vào bài học, chúng ta cùng trả lời câu hỏi sau: Bằng những kiến thức đã học, em hãy cho biết giới sinh vật trên Trái Đất đa dạng và phức tạp như thế nào? Những nhân tố nào đã tác động đến sự phát triển và phân bố của sinh vật?

HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Nội dung 1. Khái niệm

Em hãy giải thích khái niệm sinh quyển và cho biết các giới hạn của nó là gì?

Video trình bày nội dung:

- Sinh quyển là một trong những bộ phận cấu tạo nên lớp vỏ Trái Đất, nơi có sự sống tồn tại.

- Giới hạn của sinh quyển phụ thuộc vào sự tồn tại của sự sống. 

- Ranh giới trên cao tiếp xúc với lớp Ô-dôn của khí quyển (25 - 30km), ranh giới thấp xuống tận đáy sâu của các đại dương và dừng lại ở lớp vỏ phong hoá trên đất liền (trung bình 4,5 km). Như vậy, giới hạn sẽ bao gồm phần thấp của khí quyển (tầng đối lưu), toàn bộ thuỷ quyền và phần trên của thạch quyền.

Nội dung 2. Đặc điểm của sinh quyển

Theo em, sinh quyển có những đặc điểm gì nổi bật?

Video trình bày nội dung:

- Đặc điểm của sinh quyển:

+ Khối lượng của sinh quyển nhỏ hơn nhiều so với khối lượng vật chất của các quyền còn lại trong vỏ Trái Đất.

+ Sinh quyển có khả năng tích lũy năng lượng. Nhờ có khả năng quang hợp, cây xanh có thể tạo nên vật chất hữu cơ từ vật chất vô cơ. Sau đó các năng lượng này được chuyển cho các cơ thể khác trong quá trình trao đổi chất.

+ Sinh quyển có mối quan hệ mật thiết và tác động qua lại với các thành phần trên Trái Đất. 

- Mối quan hệ của sinh quyển với thuỷ quyển, khí quyển và đất: Sinh quyển tác động đến sự thay đổi của các thành phần khí trong khí quyển, tham gia vào vòng tuần hoàn nước và quá trình trao đổi chất của sinh vật dưới nước, là một trong những nhân tố quan trọng hình thành đất.

……………….

Nội dung video bài 15: Sinh quyển còn nhiều phần rất hấp dẫn và thú vị. Hãy cùng đăng kí để tham gia học bài và củng cố kiến thức thông qua hoạt động luyện tập và vận dụng trong video.

Xem video các bài khác