Video giảng Tin học ứng dụng 11 Cánh diều bài 3 Khái quát về hệ điều hành
Video giảng Tin học ứng dụng 11 Cánh diều bài 3 Khái quát về hệ điều hành. Các kiến thức được truyền tải nhẹ nhàng, dễ hiểu. Các phần trọng tâm sẽ được nhấn mạnh, giảng chậm. Xem video, học sinh sẽ dễ dàng hiểu bài và tiếp thu kiến thức nhanh hơn.
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được video này. => Xem video demo
Tóm lược nội dung
BÀI 3. KHÁI QUÁT VỀ HỆ ĐIỀU HÀNH
Chào mừng các em cùng cô tìm hiểu bài học ngày hôm nay!
Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kĩ năng như sau:
- Trình bày được một cách khái quát mối quan hệ giữa phần cứng, hệ điều hành và phần mềm ứng dụng
- Nêu được sơ lược lịch sử phát triển, vai trò và chức năng cơ bản của hai hệ điều hành thông dụng
- Trình bày được sơ lược về một số hệ điều hành tiêu biểu
- Sử dụng được một số tiện ích có sẵn của hệ điều hành để nâng cao hiệu suất sử dụng máy tính
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
Khi chưa có hệ điều hành, con người phải can thiệp vào hầu hết quá trình hoạt động của máy tính nên hiệu quả khai thác sử dụng máy tính rất thấp. Sự ra đời của hệ điều hành đã giúp khắc phục được tình trạng đó. Việc sử dụng máy tính về cơ bản được thực hiện thông qua hệ điều hành. Bài học ngày hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu khái quát về hệ điều hành. Chúng ta cùng vào bài học hôm nay - Bài 3. Khái quát về hệ điều hành
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
1. HỆ ĐIỀU HÀNH, VAI TRÒ VÀ CHỨC NĂNG CỦA HỆ ĐIỀU HÀNH
Nội dung 1.
Nêu các chức năng cơ bản của hệ điều hành?
Video trình bày nội dung:
- Hệ điều hành (Operating System) là tập các chương trình điều khiển và xử lí tạo giao diện trung gian giữa các thiết bị của hệ thống với phần mềm ứng dụng, đồng thời quản lí các thiết bị của hệ thống, phân phối tài nguyên và điều khiển các quá trình xử lí trong hệ thống
Hình 1. Mối quan hệ giữa hệ điều hành, phần cứng và phần mềm của máy tính
- Các chức năng cơ bản của hệ điều hành:
+ Quản lí tệp
+ Quản lí, khai thác các thiết bị của hệ thống
+ Quản lí tiến trình
+ Cung cấp phương thức giao tiếp để người dùng điều khiển máy tính bằng câu lệnh hoặc qua giao diện đồ họa hay dùng tiếng nói.
+ Bảo vệ hệ thống
2. SƠ LƯỢC LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA HỆ ĐIỀU HÀNH QUA CÁC THẾ HỆ MÁY TÍNH
Nội dung 2.
Trình bày sơ lược lịch sử phát triển của hệ điều hành qua các thế hệ máy tính?
Video trình bày nội dung:
- Máy tính thế hệ thứ nhất không có hệ điều hành
- Hệ điều hành của các máy tính thế hệ thứ hai: tại mỗi thời điểm chỉ cho phép thực hiện một chương trình của người dùng.
- Hệ điều hành của máy tính thế hệ thứ ba: theo chế độ đa nhiệm, cho phép tại mỗi thời điểm có nhiều chương trình được thực hiện
- Hệ điều hành của máy tính thế hệ thứ tư: có hai khuynh hướng phát triển máy tính: máy tính cá nhân và siêu máy tính, với mỗi loại máy tính có loại
3. MỘT SỐ HỆ ĐIỀU HÀNH TIÊU BIỂU
Nội dung 3.
Ngoài hệ điều hành Windows, còn có một số hệ điều hành nào khác?
Video trình bày nội dung:
Ngoài hệ điều hành Windows, còn có một số hệ điều hành khác như: Android, iOS, Linux
a) Hệ điều hành cho máy tính cá nhân
Một số hệ điều hành thương mại tiêu biểu:
+ MS DOS trước đây và Windows ngày nay dùng cho phần lớn máy tính cá nhân
+ macOS từ trước đến nay đều dùng cho máy Apple
b) Hệ điều hành cho máy tính lớn
- UNIX là hệ điều hành đa nhiệm, nhiều người dùng dựa trên cơ chế phân chia thời gian, kiểm soát người dùng rất nghiêm ngặt, đảm bảo an toàn cho các chương trình cùng thực hiện đồng thời trên một máy tính
- Nhờ có chế độ vận hành bộ nhớ ảo nên UNIX cho phép máy tính thực hiện các chương trình lớn hơn bộ nhớ của nó.
4. HỆ ĐIỀU HÀNH NGUỒN MỞ
Hoạt động 4.
LINUX là hệ điều hành như thế nào?
Video trình bày nội dung:
a) Hệ điều hành LINUX
LINUX là hệ điều hành nguồn mở theo kiểu UNIX, viết trên ngôn ngữ C và được cung cấp miễn phí toàn bộ mã nguồn các chương trình hệ thống.
b) Hệ điều hành Android
Android là hệ điều hành nguồn mở, dựa trên nền tảng của LINUX dành cho các thiết bị di động có màn hình cảm ứng như điện thoại thông minh, máy tính bảng.
...........
Nội dung video bài 3: Khái quát về hệ điều hành còn nhiều phần rất hấp dẫn và thú vị. Hãy cùng đăng kí để tham gia học bài và củng cố kiến thức thông qua hoạt động luyện tập và vận dụng trong video.