Slide bài giảng Vật lí 12 kết nối Bài 14: Từ trường
Slide điện tử Bài 14: Từ trường. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của môn Vật lí 12 Kết nối sẽ khác biệt
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu
Tóm lược nội dung
BÀI 14. TỪ TRƯỜNG
KHỞI ĐỘNG
Ta đã biết nam châm và dòng điện đều tác dụng lực lên kim nam châm. Vậy xung quanh dòng điện có tồn tại từ trường không? Tính chất cơ bản của từ trường là gì? Từ trường được biểu diễn như thế nào?
Trả lời rút gọn:
Xung quanh dòng điện tồn tại từ trường.
Tính chất cơ bản của từ trường là : gây ra lực từ tác dụng lên một nam châm hay một dòng điện đặt trong nó.
Từ trường được biểu diễn bằng đường sức từ và mật độ đường sức từ.
I. TƯƠNG TÁC TỪ
Hoạt động 1: Khi đưa hai cực cùng tên hay khác tên của một nam châm thẳng và kim nam châm lại gần nhau (Hình 14.1) thì chúng đẩy nhau hay hút nhau?
Trả lời rút gọn:
Chúng sẽ đẩy nhau nếu là hai cực cùng tên và hút nhau nếu là hai cực khác tên.
Hình 14.1 b, hai cực cùng tên nên nó sẽ đẩy nhau
Hình 14.1 c, hai cực khác tên nên chúng sẽ hút nhau
Hoạt động 2: Khi cho dòng điện chạy qua dây dẫn ta thấy kim nam châm lệch một góc so với phương ban đầu (Hình14.2). Dự đoán điều gì xảy ra nếu ta đổi chiều dòng điện qua dây dẫn. Trong thí nghiệm này, kim nam châm có tác dụng lực lên dòng điện không?
Trả lời rút gọn:
Dự đoán: nếu đổi chiều dòng điện chạy qua dây dẫn, kim nam châm sẽ lệch về phía ngược lại.
Trong thí nghiệm này, kim nam châm không tác dụng lực lên dòng điện.
Hoạt động 3: Khi cho dòng điện chạy qua hai tấm kim loại mỏng, nhẹ như ở Hình 14.3, ta thấy hai tấm kim loại đẩy nhau. Hãy dự đoán hiện tượng xảy ra nếu dòng điện qua hai tấm kim loại cùng chiều.
Trả lời rút gọn:
Dự đoán hiện tượng nếu dòng điện qua hai tấm kim loại cùng chiều: hai tấm kim loại sẽ hút nhau
II. TỪ TRƯỜNG
Hoạt động: Hãy mô tả một thí nghiệm khảo sát lực từ do nam châm tác dụng lên dòng điện.
Trả lời rút gọn:
Chuẩn bị:
- 1 nguồn điện
- 1 ampe kế
- Dây dẫn điện
- Giá đỡ
- Thước kẻ
- 1 nam châm
- 1 khoá K
Tiến hành:
- Lắp ráp mạch điện theo sơ đồ:
- Đóng khoá K để cho dòng diện chạy qua dây dẫn.
- Đưa nam châm lại gần dây dẫn. Quan sát hiện tượng.
- Thay đổi chiều của dòng điện bằng cách đổi cực của nguồn điện. Quan sát hiện tượng xảy ra.
- Thay đổi vị trí của nam châm ( cực bắc, cực nam) so với dây dẫn. Quan sát hiện tượng.
- Ghi lại số liệu đo được
- Xử lí số liệu và vẽ đồ thị, tính toán kết quả
III. ĐƯỜNG SỨC TỪ
Hoạt động 1: Thí nghiệm 1
Chuẩn bị:
- Hộp nhựa có một mặt trong suốt , bên trong chứa dầu và mạt sắt mịn.
- Nam châm thẳng.
- Nam châm hình chữ U.
Tiến hành:
- Lắc nhẹ hộp nhựa sao cho các mạt sắt phân bố đèu. Đặt hộp nhựa trên mặt phẳng nằm ngang, mặt trong suốt hướng lên trên.
- Đặt nhẹ nhàng thanh nam châm thẳng lên trên mặt trong suốt của hộp nhựa rồi gõ nhẹ. Quan sát hình ảnh mạt sắt vừa được tạo thành trong hộp nhựa. (Hình 14.4a)
- Nhấc thanh nam châm thẳng lên khỏi mặt hộp nhựa. Lắc nhẹ hộp nhựa cho các mạt sắt phân bố đều trở lại. Tiếp tục đặt nhẹ nhàng hai thanh nam châm thẳng lên trên mặt trong suốt của hộp nhựa (sao cho hai cực trái dấu của hai thanh nam châm thẳng gần nhau) rồi gõ nhẹ. Quan sát hình ảnh mạt sắt vừa được tạo thành trong hộp nhựa (Hình 14.4b).
- Thực hiện tương tự như trên nhưng cho hai cực cùng tên của hai thanh nam châm gần nhau. Quan sát hình ảnh mạt sắt vừa được tạo thành trong hộp nhựa (Hình 14.4c).
- Tiến hành thí nghiệm tương tự đối với nam châm hình chữ U (Hình14.5).
Thực hiện các yêu cầu sau:
1. Nhận xét hình ảnh sự phân bố mạt sắt ở khoảng giữa của hai nam châm thẳng Hình 14.4b và ở khoảng giữa của hai nam châm thẳng Hình 14.4c.
2. Nhận xét về hình ảnh sự phân bố mạt sắt ở giữa hai cực của nam châm hình chữ U. Từ đó có thể rút ra kết luận gì về từ trường trong khoảng giữa hai cực của nam châm hình chữ U.
Trả lời rút gọn:
1. Nhận xét:
- Hình 14.4b: Ta nhìn thấy mạt sắt tập trung nhiều ở hai đầu nam châm và thưa dần ở khoảng giữa.
- Hình 14.4c: Mạt sắt tập trung nhiều ở phần tiếp xúc giữa hai nam châm và thưa dần ra xa
2. Nhận xét:
- Mạt sắt tập trung nhiều, dày đặc ở hai đầu cực của nam châm, và phân bố thưa dần khi đi từ hai đầu cực ra xa, gần như không có ở khu vực giữa hai đầu cực
Kết luận:
- Từ trường mạnh nhất ở hai đầu cực của nam châm.
- Từ trường yếu dần, thưa dần khi đi từ hai đầu cực ra xa.
- Từ trường gần như không có ở khu vực giữa hai đầu cực.
Hoạt động 2: Thí nghiệm 2
Chuẩn bị:
- Hộp nhựa có một mặt trong suốt, bên trong chứa dầu và mạt sắt mịn.
- Ống dây gắn với hộp nhựa.
- Dây dẫn thẳng.
- Nguồn điện một chiều.
Tiến hành:
- Lắc nhẹ hộp nhựa có gắn ống dây sao cho các mạt sắt phân bố đều ở bên ngoài và bên trong lòng ống dây.
- Cho dòng điện chạy qua ống dây.
- Gõ nhẹ vào hộp nhựa để các mạt sắt phân bố ổn định (Hình 14.6).
Tiến hành thí nghiệm tương tự với dây dẫn thẳng ta thu được hình ảnh như Hình 14.7.
Thực hiện các yêu cầu sau:
1. Mô tả hình ảnh sự phân bố mạt sắt phân bố xung quanh dòng điện thẳng.
2. Nhận xét về hình ảnh sự phân bố mạt sắt bên trong ống dây và bên ngoài ống dây.
3. So sánh hình ảnh và sự phân bố mạt sắt ở bên ngoài ống dây với hình ảnh đường sức từ của nam châm thẳng.
Trả lời rút gọn:
1. Mô tả hình ảnh sự phân bố mạt sắt phân bố xung quanh dòng điện thẳng được mô tả như sau:
- Mạt sắt tập trung thành các vòng tròn đồng tâm xung quanh dây dẫn.
- Mạt sắt càng nhiều, dày khi tập trung gần dây dẫn và thưa hơn khi xa dây dẫn.
2. Nhận xét về hình ảnh sự phân bố mạt sắt bên trong ống dây và bên ngoài ống dây:
- Bên trong ống dây: Mạt sắt nhiều, tập trung thành các đường thẳng song song với nhau, đi từ đầu bên này sang đầu bên kia.
- Bên ngoài ống dây: Mạt sắt tập trung thành các đường cong, bao quanh ống dây, và tập trung nhiều ở hai đầu ống.
3. Hình ảnh và sự phân bố mạt sắt ở bên ngoài ống dây với hình ảnh đường sức từ của nam châm thẳng là: giống với hình ảnh đường sức từ của nam châm thẳng. Đều đi từ cực Bắc sang cực Nam
Câu hỏi: Đặt một kim nam châm nhỏ trên mặt phẳng vuông góc với dòng điện thẳng. Khi cân bằng, kim nam châm nằm ở vị trí như Hình 14.11. Hãy xác định chiều của dòng điện chạy qua dây dẫn.
Trả lời rút gọn:
Ta áp dụng quy tắc bàn tay phải sao cho: ngón cái choãi ra vuông góc với lòng bàn tay biểu diễn chiều của lực từ, các đường sức từ đi vào lòng bàn tay, chiều của dòng điện song song với ngón trò.
Áp dụng quy tắc ta xác định được chiều của dòng điện đi từ trên xuống dưới.
Em có thể: Giải thích được nguyên tắc hoạt động của la bàn. Nêu được ứng dụng của nam châm trong cuộc sống như tàu đệm từ, nam châm điện.
Trả lời rút gọn:
La bàn hoạt động dựa trên tính chất từ của Trái Đất. Trái Đất được ví như một nam châm khổng lồ với hai cực Bắc và Nam. Khi đặt la bàn trên mặt phẳng nằm ngang thì kim nam châm sẽ tự định hướng theo hướng Bắc – Nam của Trái Đất. Bởi vì kim nam châm cũng là một nam châm nhỏ và nó sẽ bị tác động bởi từ tường của Trái Đất. Cực Bắc của kim nam châm luôn hướng về cực Bắc của Trái Đất.
Ứng dụng của nam châm trong cuộc sống: Nam châm điện
- Loa điện: nam châm điện tạo ra lực từ tác dụng lên màng loa, làm cho màng loa rung động và phát ra âm thanh.
- Micro: nam châm điện biến đổi dao động âm thanh thành tín hiệu điện.
- Máy móc công nghiệp: nam châm điện được sử dụng để điều khiển các thiết bị, ví dụ như cần cẩu, máy móc trong nhà máy.