Slide bài giảng Vật lí 11 cánh diều Chủ đề 4 Bài 2: Điện trở
Slide điện tử Chủ đề 4 Bài 2: Điện trở. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của học môn Vật lí 11 Cánh diều sẽ khác biệt
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu
Tóm lược nội dung
BÀI 2: ĐIỆN TRỞ
KHỞI ĐỘNG
GV đặt câu hỏi: Muốn đo hiệu điện thế của một nguồn điện, nhưng không có Vôn kế, một học sinh đã sử dụng một Ampe kế và một điện trở có giá trị R = 200 Ω mắc nối tiếp nhau, biết Ampe kế chỉ 1,2 A. Hỏi hiệu điện thế giữa hai cực nguồn điện bằng bao nhiêu?
NỘI DUNG BÀI HỌC GỒM
- ĐIỆN TRỞ
- Khái niệm về điện trở
- Đường đặc trưng I – U của vật dẫn kim loại
HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
I. ĐIỆN TRỞ
1. Khái niệm về điện trở
GV đặt câu hỏi hướng dẫn học sinh tìm hiểu: Đơn vị của điện trở là ?
Nội dung ghi nhớ:
- Điện trở đặc trưng cho sự cản trở dòng điện của vật dẫn.
- Điện trở của một vật dẫn bất kì được xác định bằng tỉ số của hiệu điện thế giữa hai đầu vật dẫn và cường độ dòng điện qua nó..
R=UI
Với R là điện trở, I là cường độ dòng điện và U là hiệu điện thế giữa hai đầu điện trở.
- Đơn vị của điện trở là ohm (Ω).
2. Đường đặc trưng I – U của vật dẫn kim loại
- Em hãy xác định đường đặc trưng I – U của vật dẫn kim loại ở một nhiệt độ?
Nội dung ghi nhớ:
- Đường biểu diễn sự phụ thuộc của cường độ dòng điện I chạy qua vật dẫn vào hiệu điện thế U giữa hai đầu vật dẫn được gọi là đường đặc trưng I – U, hay còn gọi là đường đặc trưng vôn – ampe của vật dẫn.
- Đường đặc trưng I – U của vật dẫn kim loại ở một nhiệt độ xác định là một đoạn thẳng qua gốc tọa độ.
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
- Hoàn thành bài tập trắc nghiệm sau:
Câu 1: Điều nào sau đây là đúng khi nói về điện trở của vật dẫn?
A. Đại lượng R đặc trưng cho tính cản trở điện lượng của vật gọi là điện trở của vật dẫn.
B. Đại lượng R đặc trưng cho tính cản trở hiệu điện thế của vật gọi là điện trở của vật dẫn.
C. Đại lượng R đặc trưng cho tính cản trở dòng điện của vật gọi là điện trở của vật dẫn.
D. Đại lượng R đặc trưng cho tính cản trở electron của vật gọi là điện trở của vật dẫn.
Câu 2: Đặt vào hai đầu điện trở R một hiệu điện thế U = 12V, thì cường độ dòng điện chạy qua điện trở là 1,5 A. Điện trở R có thể nhận giá trị nào trong các giá trị sau?
A. R = 8 Ω.
B. R = 1,5 Ω.
C. R = 12 Ω.
D. R = Một giá trị khác.
Câu 3: Một bóng đèn xe máy lúc thắp sáng có điện trở 12 Ω và cường độ dòng điện chạy qua dây tóc bóng đèn là 0,5 A. Hiệu điện thế giữa hai đầu dây tóc bóng đèn khi đó là bao nhiêu?
A. U = 9 V.
B. U = 6 V.
C. U = 12 V.
D. Một giá trị khác.
Câu 4: Đặt vào hai đầu điện trở R một hiệu điện thế U = 12V, thì cường độ dòng điện chạy qua điện trở là 1,5 A. Nếu thay điện trở R bằng R' = 24 Ω. thì cường độ dòng điện qua R' có thể là giá trị nào trong các giá trị sau?
A. I = 1 A.
B. I = 24 A.
C. I = 12 A.
D. Một giá trị khác.
Câu 5: CHo điện trở R = 30 Ω, hiệu điện thế đặt vào hai đầu điện trở là U, cường độ dòng điện chạy qua điện trở là I . Thông tin nào sau đây là đúng?
A. 30=U/I.
B. U=I/30.
C. I = 30.U.
D. U = I + 30.
Gợi ý đáp án:
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 |
Đáp án | C | A | B | D | C |
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
Vận dụng kiến thức, GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
Câu 1: Muốn đo hiệu điện thế của một nguồn điện, nhưng không có Vôn kế, một học sinh đã sử dụng một Ampe kế và một điện trở có giá trị R = 200 Ω mắc nối tiếp nhau, biết Ampe kế chỉ 1,2 A. Hỏi hiệu điện thế giữa hai cực nguồn điện bằng bao nhiêu?
Câu 2: Một dây dẫn có điện trở 50 Ω chịu được dòng điện có cường độ lớn nhất là 300mA. Hiệu điện thế lớn nhất đặt giữa hai đầu dây dẫn đó là bao nhiêu?