Slide bài giảng Vật lí 11 cánh diều Chủ đề 4 Bài 1: Cường độ dòng điện

Slide điện tử Chủ đề 4 Bài 1: Cường độ dòng điện. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của học môn Vật lí 11 Cánh diều sẽ khác biệt

Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu

Tóm lược nội dung

BÀI 1: CƯỜNG ĐỘ DÒNG ĐIỆN

KHỞI ĐỘNG

GV đặt câu hỏi: Số electron dịch chuyển qua tiết diện thẳng của dây trong khoảng thời gian 10s là 10,25.1019 electron. Khi đó em hãy xác định dòng điện qua dây dẫn có cường độ?

NỘI DUNG BÀI HỌC GỒM

  • CHUYỂN ĐỘNG CÓ HƯỚNG CỦA HẠT MANG ĐIỆN  
  • Hạt mang điện chuyển động trong kim loại
  • Hạt mang điện chuyển động trong dung dịch chất điện phân

HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

I. CHUYỂN ĐỘNG CÓ HƯỚNG CỦA HẠT MANG ĐIỆN 

1. Hạt mang điện chuyển động trong kim loại

- Hãy cho biết trong kim loại có các hạt mang điện nào?

 Nội dung ghi nhớ:

Các hạt mang điện trong kim loại là các electron mang điện tích âm.

*Kết luận

- Chiều dòng điện được quy ước là chiều từ cực dương của nguồn điện đang tạo ra nguồn điện, qua dây dẫn đến cực âm.

- Khi không có tác dụng của điện trường ngoài, các electron tự do chuyển động nhiệt hỗn loạn, không tạo ra dòng điện trong kim loại.

- Khi nguồn điện được nối với dây dẫn kim loại, nguồn điện tác dụng lực lên các electron dẫn làm cho chúng vừa chuyển động hỗn loạn vừa di chuyển theo chiều từ cực âm hướng về cực dương.

2.  Hạt mang điện chuyển động trong dung dịch chất điện phân

Chất điện phân tách ra thành các ion như nào trong dung dịch?

 Nội dung ghi nhớ:

- Trong dung dịch, chất điện phân tách ra thành các ion trái dấu: ion dương và ion âm chuyển động tự do.

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

- Hoàn thành bài tập trắc nghiệm sau:

Câu 1: Dòng điện có chiều quy ước là chiều chuyển động của:

A. Hạt notron  

B. Hạt electron

C. Hạt có điện tích dương 

D. Hạt có điện tích âm

Câu 2: Câu nào sau đây là sai?

A. Trong dây dẫn kim loại, chiều dòng điện ngược chiều chuyển động của các êlectron tự do.

B. Chiều dòng điện trong kim loại là chiều dịch chuyển của các ion dương.

C. Chiều dòng điện quy ước là chiều dịch chuyển của các điện tích dương.

D. Dòng điện là dòng các điện tích dịch chuyển có hướng.

Câu 3: Đặt vào hai đầu một điện trở R = 20 Ω một hiệu điện thế U = 2V trong khoảng thời gian t = 20 s. Lượng điện tích di chuyển qua điện trở là

A. q = 2C  

B.q = 1C

C. q = 4C

D. q = 5C

Câu 4: Đơn vị của cường độ dòng điện là:

A. Jun

B. Culong

C. Vôn

D. Ampe  

Câu 5: Một dây dẫn kim loại có điện lượng q = 30 C đi qua tiết diện của dây trong 2 giây. Số electron qua tiết diện của dây trong 1s là

A. 9,375.1018 hạt. 

B. 15,625.1017 hạt.

C. 9,375.1019 hạt

D. 3,125.1018 hạt.

Gợi ý đáp án:

Câu

1

2

3

4

5

Đáp án

B

B

A

D

C

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

Vận dụng kiến thức, GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:

Câu 1: Trong thời gian 5 s có một điện lượng Δq = 2,5 C dịch chuyển qua tiết diện thẳng của dây tóc một bóng điện. Em hãy tính cường độ dòng điện qua đèn.

Câu 2: Một dòng điện chạy 5A qua dây chì trong cầu chì trong thời gian 0,5 giây có thể làm đứt dây chì đó. Điện lượng dịch chuyển qua dây chì trong thời gian trên là bao nhiêu?