Slide bài giảng Vật lí 11 cánh diều Chủ đề 3 Bài 3: Điện thế, hiệu điện thế, tụ điện
Slide điện tử Chủ đề 3 Bài 3: Điện thế, hiệu điện thế, tụ điện. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của học môn Vật lí 11 Cánh diều sẽ khác biệt
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu
Tóm lược nội dung
BÀI 3: ĐIỆN THẾ, HIỆU ĐIỆN THẾ, TỤ ĐIỆN
KHỞI ĐỘNG
GV đặt câu hỏi: Hệ thức liên hệ giữa hiệu điện thế và cường độ điện trường là?
NỘI DUNG BÀI HỌC GỒM
- THẾ NĂNG CỦA ĐIỆN TÍCH TRONG ĐIỆN TRƯỜNG
- Công của lực điện trường
- Thế năng điện
HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
I. THẾ NĂNG CỦA ĐIỆN TÍCH TRONG ĐIỆN TRƯỜNG
1. Công của lực điện trường
- Vì lực cùng phương với độ dịch chuyển nên công mà ta thực hiện bằng và ngược dấu với công mà lực điện tác dụng lên điện tích dương q và có độ lớn là bao nhiêu?
Nội dung ghi nhớ:
- Di chuyển một điện tích dương q một đoạn d dọc theo đường sức trong điện trường đều có cường độ E giữa hai bản tích điện song song, từ phía bản tích điện âm về phía bản tích điện dương.
- Vì lực cùng phương với độ dịch chuyển nên công mà ta thực hiện bằng và ngược dấu với công mà lực điện tác dụng lên điện tích dương q và có độ lớn là
A = Fd = qEd
2. Thế năng điện
- Đối với một điện tích q dương ở điểm M trong điện trường đều, hãy xác định WM ?
Nội dung ghi nhớ:
- Thế năng của một điện tích q trong điện trường đều đặc trưng cho khả năng sinh công của điện trường đều khi đặt điện tích q tại điểm ta xét.
- Người ta lấy thế năng của một điện tích trong điện trường bằng công mà điện trường sinh ra khi làm dịch chuyển điện tích từ điểm đang xét đến điểm mốc tính thế năng.
- Đối với một điện tích q dương ở điểm M trong điện trường đều ta có:
WM = A = qEd
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
- Hoàn thành bài tập trắc nghiệm sau:
Câu 1: Biểu thức nào sau đây là sai?
A. UMN = VM - VN.
B. UMN = AMN.q.
C. A = qEd.
D. U = E.d.
Câu 2: Đơn vị của hiệu điện thế là:
A. V.
B. V/m.
C. C.
D. J.
Câu 3: Hiệu điện thế giữa hai điểm:
A. đặc trưng cho khả năng sinh công của điện trường của điện tích q đứng yên.
B. đặc trưng cho khả năng tác tác dụng lực của điện trường của điện tích q đứng yên.
C. đặc trưng cho khả năng sinh công của điện trường trong sự di chuyển của điện tích q từ điểm nọ đến điểm kia.
D. đặc trưng cho khả năng tạo lực của điện trường trong sự di chuyển của điện tích q từ điểm nọ đến điểm kia.
Câu 4: Đại lượng đặc trưng cho khả năng thực hiện công của điện trường khi có một điện tích di chuyển giữa 2 điểm đó được gọi là:
A. công của lực điện.
B. điện thế.
C. cường độ điện trường.
D. hiệu điện thế.
Câu 5: Đơn vị của điện thế là vôn (V). 1V bằng
A. 1 N/C.
B. 1 J/C.
C. 1 J.C.
D. 1. J/N.
Gợi ý đáp án:
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 |
Đáp án | B | A | C | D | B |
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
Vận dụng kiến thức, GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
Câu 1: Thả một ion dương cho chuyển động không vận tốc đầu từ một điểm bất kì trong một điện trường do hai điện tích điểm dương gây ra. Ion đó sẽ chuyển động như thế nào?
Câu 2: Khi tăng diện tích đối diện giữa hai bản tụ lên bốn lần và khoảng cách giữa hai bản tụ cũng tăng hai lần thì điện dung của tụ điện phẳng sẽ thay đổi như thế nào?