Slide bài giảng Tiếng Việt 4 kết nối Bài 5 Đọc: Thằn lằn xanh và tắc kè

Slide điện tử Bài 5 Đọc: Thằn lằn xanh và tắc kè. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của môn tiếng Việt 4 kết nối tri thừc sẽ khác biệt

Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu

Tóm lược nội dung

BÀI 5: THẰN LẰN XANH VÀ TẮC KÈ

PHẦN CHUẨN BỊ

Câu hỏi: Nói về môi trường sống và thói quen của một loài vật

Trả lời rút gọn:

Bài tham khảo 1:

Cá là những động vật có dây sống, phần lớn là ngoại nhiệt (máu lạnh), có mang (một số loài có phổi) và sống dưới nước. Hiện người ta biết khoảng trên 31.900 loài cá, điều này làm cho chúng trở thành nhóm đa dạng nhất trong số các động vật có dây sống. Sự biến nhiệt cho phép thân nhiệt của chúng biến đổi theo sự thay đổi nhiệt độ của môi trường, mặc dù một số loài cá lớn có hoạt động bơi lội tích cực như cá mập trắng lớn và cá ngừ có thể duy trì một nhiệt độ cơ thể cao hơn

Bài tham khảo 2:

Các loài cá rô phi hiện đang nuôi có đặc điểm sinh thái gần giống nhau.   Nhiệt độ:  Nhiệt độ cần thiết cho sự phát triển của cá rô phi từ 20-320C, thích hợp nhất là 25-320C. khả năng chịu đựng với biến đổi nhiệt độ cũng rất cao từ 8-420C, cá chết rét ở 5,50C và bắt đầu chết nóng ở 420C. Nhiệt độ càng thấp thì cá càng giảm ăn, ức chế sự tăng trưởng và tăng rủi ro nhiễm bệnh. Độ mặn: Cá rô phi là loài rộng muối, có khả năng sống được trong môi trường nước sông, suối, đập tràn, hồ ao nước ngọt, nước lợ và nước mặn có độ muối từ 0-40%. Trong môi trường nước lợ (độ mặn 10-25‰) cá tăng trưởng nhanh, mình dày, thịt thơm ngon. pH:  Môi trường có độ HP từ 6,5-8,5 thích hợp cho cá rô phi, nhưng cá có thể chịu đựng trong môi trường nước có độ PH thấp bằng 4. Oxy hòa tan:  Cá rô phi có thể sống được trong ao, đìa có màu nước đậm, mật độ tảo dày, có hàm lượng chất hữu cơ cao, thiếu Oxy. Yêu cầu hàm lượng oxy hòa tan trong nước của cá rô phi ở mức thấp hơn 5-10 lần so với tôm sú.

Bài tham khảo 3:

Ốc sên thường sống ở những nơi ẩm ướt. Vào mùa hè nóng bức, nó co mình trong vỏ để tránh nóng và ngủ. Khi đó, nó tiết ra một chất dính, bịt kín miệng ốc. Đến mùa thu mát mẻ, chúng thức dậy, kiếm ăn.

Bài tham khảo 4:

Ong là loài côn trùng có tổ chức xã hội cao như kiến, mối. Ong sống theo đàn, mỗi đàn đều có ong chúa, ong thợ, ong non... và có sự phân công công việc rõ ràng. Ong có nhiều loài khác nhau, các loài được con người nuôi để khai thác sản phẩm như mật ong, sáp ong, sữa ong chúa,...

Ong thường sống thành đàn, nhiều nhất có khi tới 25.000 – 50.000 con, trong các tổ ở hốc cây, kẽ đá, bụi rậm, trong rừng, hoặc các tổ hòm cải tiến do người nuôi làm chỗ ở

Ong có thể sống đơn độc hoặc tập hợp thành nhiều kiểu cộng đồng khác nhau. Đặc trưng nhất của ong là sống thành các tập hợp có tổ chứa xã hội tốt thể hiện ở ong mật, ong nghệ, và ong không ngòi thuộc phân họ ong mật. Tính xã hội, của nhiềm nhóm khác nhau, được tin là đã chúng đã tiến hóa tách biệt nhiều lần trong nhóm ong.

Bài tham khảo 5:

Nhà em có nuôi một chú gà trống. Mỗi ngày, chú sẽ gáy khoảng 3-4 lần vào mỗi đầu buổi. Khi không có việc gì làm, gà trống thường đi xung quanh sân, ưỡn bộ ngực và cái đuôi rực rỡ sắc màu cho mọi người nhìn ngắm. Thỉnh thoảng, chú cúi xuống dưới đất để tìm kiếm thức ăn. Đến tối, chú ta trở lại chuồng của mình, đánh một giấc thật ngon để sáng sớm gọi mọi người thức dậy.

PHẦN ĐỌC:

Bài đọc: Thằn lằn xanh và tắc kè - Theo Sâng Lê - kha - na

Câu 1: Thằn lằn xanh và tắc kè đã tự giới thiệu những gì trong lần đầu gặp gỡ?

Trả lời rút gọn:

- Thằn lằn xanh tự giới thiệu mình là thằn lằn xanh, thích đi kiếm thức ăn vào ban ngày.

- Tắc kè tự giới thiệu mình là tắc kè, thích đi kiếm thức ăn vào buổi tối.

Câu 2: Vì sao hai bạn muốn đối cuộc sống cho nhau?

Trả lời rút gọn:

Vì 2 bạn cảm thấy thích về cuộc sống của nhau khi cả 2 đã quá quen với cuộc sống thường ngày của mình nên thằn lằn xanh và tắc kè đã đổi cuộc sống cho nhau để có thể trải  nghiệm cảm giác khác lạ trong cuộc sống. 

Câu 3: Hai bạn đã nhận ra điều gì thay đổi môi trường sống của mình?

- Về sự phù hợp của đặc điểm cơ thể với môi trường sống.

- Về hậu quả của việc thay đổi môi trường sống.

Trả lời rút gọn:

- Thằn lằn xanh nhận ra tay và chân của mình không bám dính như tắc kè nên không thể kiếm ăn. 

- Tắc kè cảm thấy mình không thể chịu được sức nóng của ban ngày nên cũng không thể kiếm ăn. 

Câu 4: Các bạn cảm thấy thế nào khi quay lại cuộc sống trước đây của  mình? 

Trả lời rút gọn:

Các bạn cảm thấy vui vẻ và hạnh phúc khi được là chính mình. Cả 2 bạn đều tận hưởng cuộc sống của chính mình một cách vui vẻ nhất và vẫn gặp mặt nhau để chuyện trò về cuộc sống. 

Câu 5: Tìm đọc đoạn văn trong bài có nội dung tương ứng vỡi mỗi ý dưới đây:

a. Thằn lằn xanh và tắc kè vui vẻ trờ lại cuộc sống của mình.

b.Thằn lằn xanh không thích nghị được với cuộc sống của tắc kè.

c. Tắc kè không chịu được khi sống cuộc sống của thần lằn xanh.

Trả lời rút gọn:

a. Đoạn văn cuối cùng của câu chuyện: "Thế là hai bạn ... về cuộc sống".

b. Đoạn văn: "Thằn lằn xanh nhận ra... Mình đói quá rồi!".

c. Đoạn văn: "Trong khi đó, tắc kè ... Mình đói quá rồi!".