Slide bài giảng Tiếng Việt 4 kết nối Bài 10 Viết: Lập dàn ý cho bài văn thuật lại một sự việc

Slide điện tử Bài 10 Viết: Lập dàn ý cho bài văn thuật lại một sự việc. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của môn tiếng Việt 4 kết nối tri thừc sẽ khác biệt

Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu

Tóm lược nội dung

PHẦN VIẾT

Lập dàn ý cho bài văn thuật lại một sự việc

Đề bài: Viết bài văn thuật lại một hoạt động trải nghiệm em đã tham gia và chia sẻ suy nghĩ, cảm xúc của mình về hoạt động đó. 

Trả lời rút gọn:

Chuẩn bị

  1. Giới thiệu chung về sự việc mà em muốn thuật lại ở trường.

Gợi ý: sự việc chào mừng ngày 20/11, khai giảng, tổng kết năm học, hội thao, lao động, biểu diễn văn nghệ…

  1. Liệt kê các sự việc

Hôm trước khi sự việc diễn ra, mọi người đã làm gì? (trang trí hội trường, sân khấu; tổng vệ sinh trường học; tập dượt…)

Trước khi sự việc diễn ra, mọi người có mặt ở trường lúc mấy giờ? Với trang phục ra sao? Vẻ mặt như thế nào?

Trước giờ G, mọi người tranh thủ làm gì trước khi sự việc chính thức bắt đầu? (chụp ảnh, chỉnh lại trang phục, nhẩm lại nội dung sắp trình bày, tập luyện những lần cuối…)

Khi sự việc bắt đầu, mọi người ổn định vị trí theo bố cục ra sao? Thái độ của mọi người như thế nào? Bầu không khí có gì thay đổi?

Sự việc diễn ra trong bao lâu, gồm bao nhiêu hoạt động? Hoạt động nào là trọng tâm của sự việc, được mọi người đón chờ nhất?

Trong suốt quá trình diễn ra sự việc, mọi người đã làm gì? Có thái độ ra sao?

Khi sự việc kết thúc, mọi người có về ngay không? Nếu còn ở lại thì mọi người làm gì?

Lập dàn ý

+ Mở bài: Nêu tên sự việc, thời gian xảy ra sự việc.

+ Thân bài: Nêu các sự việc cụ thể và sắp xếp các sự việc ấy theo trật tự thời gian; các hình ảnh có liên quan nhằm cung cấp thêm thông tin về sự kiện.

+ Kết bài: Nêu kết thúc sự việc như thế nào. 

Ví dụ: 

a) Mở bài: Giới thiệu chung về sự việc mà em muốn thuật lại ở trường.

Gợi ý: sự việc chào mừng ngày 20/11, khai giảng, tổng kết năm học, hội thao, lao động, biểu diễn văn nghệ…

b) Thân bài: Thuật lại chi tiết sự việc:

- Giới thiệu ngắn gọn về sự kiện được thuyết minh:

Một năm sự việc đó diễn ra bao nhiêu lần? Với quy mô ra sao (toàn trường hay vài lớp tham gia)

Sự việc được diễn ra vào ngày nào? Kéo dài trong bao lâu? Có chuẩn bị công phu từ trước không?

- Thuật lại chi tiết sự việc:

Hôm trước khi sự việc diễn ra, mọi người đã làm gì? (trang trí hội trường, sân khấu; tổng vệ sinh trường học; tập dượt…)

Trước khi sự việc diễn ra, mọi người có mặt ở trường lúc mấy giờ? Với trang phục ra sao? Vẻ mặt như thế nào?

Trước giờ G, mọi người tranh thủ làm gì trước khi sự việc chính thức bắt đầu? (chụp ảnh, chỉnh lại trang phục, nhẩm lại nội dung sắp trình bày, tập luyện những lần cuối…)

Khi sự việc bắt đầu, mọi người ổn định vị trí theo bố cục ra sao? Thái độ của mọi người như thế nào? Bầu không khí có gì thay đổi?

Sự việc diễn ra trong bao lâu, gồm bao nhiêu hoạt động? Hoạt động nào là trọng tâm của sự việc, được mọi người đón chờ nhất?

Trong suốt quá trình diễn ra sự việc, mọi người đã làm gì? Có thái độ ra sao?

Khi sự việc kết thúc, mọi người có về ngay không? Nếu còn ở lại thì mọi người làm gì?

- Ý nghĩa của sự việc:

Với bản thân em

Với trường học

c) Kết bài: Suy nghĩ, cảm xúc của em dành cho sự việc.