Slide bài giảng Tiếng Việt 4 kết nối Bài 29 Đọc: Lễ hội ở Nhật Bản
Slide điện tử Bài 29 Đọc: Lễ hội ở Nhật Bản. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của môn tiếng Việt 4 kết nối tri thừc sẽ khác biệt
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu
Tóm lược nội dung
BÀI 29: LỄ HỘI NHẬT BẢN
PHẦN ĐỌC
Khởi động: Chia sẻ cùng bạn: Em biết gì về đất nước Nhật Bản?
Bài soạn rút gọn:
Nói đến Nhật Bản thì em nghĩ đến hoa anh đào, núi Phú Sĩ và con người rất chăm chỉ, chịu khó.
Câu 1: Ở Nhật Bản, lễ hội nào được xem là lớn nhất, lâu đời nhất?
Bài soạn rút gọn:
Ở Nhật Bản, lễ hội Hoa anh đào được xem là lớn nhất, lâu đời nhất.
Câu 2: Có những hoạt động gì trong lễ hội lớn nhất, lâu đời nhất đó?
Bài soạn rút gọn:
Những hoạt động trong lễ hội lớn nhất, lâu đời nhất là:
Mọi người ngồi dưới đốc anh đào ngắm hoa, cùng liên hoan, hát hò, nhảy múa
Câu 3: Lễ hội Búp bê và tết Thiếu nhi ở Nhật Bảm có những điểm gì khác nhau?
Bài soạn rút gọn:
- Lễ hội Búp bê là ngày để gia đình Nhật Bản cầu may cho bé gái còn tết Thiếu nhi dành cho các bé trai.
- Lễ hội Búp bê được tổ chức vào ngày 3/3 còn tết Thiếu nhi là vào ngày 5/5
- Lễ hội Búp bê người ta trưng bày nhiều búp bê Hi-na trong căn phòng đẹp nhất của gia đình.
Câu 4: Trong những lễ hội được nói đến ở bài đọc, em thích lễ hội nào nhất? Vì sao?
Bài soạn rút gọn:
Trong những lễ hội được nói đến ở bài đọc, em thích lễ hội hoa anh đào. Vì đây là nét riêng và đặc trưng của Nhật Bản.
Câu 5: Ở Việt Nam có những ngày lễ, ngày tết nào dành cho trẻ em? Hãy kể lại một số hoạt động được trẻ em yêu thích trong những ngày lễ, ngày tết đó?
Bài soạn rút gọn:
Ở Việt Nam có những ngày lễ, ngày tết dành cho trẻ em như: tết Thiếu nhi 1/6, tết Trung thu 15/8 âm lịch. Một số hoạt động được trẻ em yêu thích trong những ngày lễ, ngày tết đó là rước đèn và phá cỗ.