Slide bài giảng Tiếng Việt 4 kết nối Bài 24 Đọc mở rộng
Slide điện tử Bài 24 Đọc mở rộng. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của môn tiếng Việt 4 kết nối tri thừc sẽ khác biệt
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu
Tóm lược nội dung
PHẦN ĐỌC MỞ RỘNG
Câu 1: Tìm đọc một câu chuyện về nhà khoa học.
Trả lời rút gọn:
Vợ của Albert Einstein thường khuyên ông phải ăn vận cho chỉn chu hơn khi tới chỗ làm. Ông sẽ luôn phản bác lại rằng:
- “Tại sao nhỉ? Mọi người ở đó đều biết tôi mà”.
Khi Einstein tới dự một cuộc họp lớn, bà lại nài nỉ ông hãy mặc những bộ đồ đẹp đẽ hơn. Ông lại bảo:
- "Tại sao chứ? Ở đấy có ai biết tôi đâu!"
Người ta thường yêu cầu Albert Einstein giải thích thuyết tương đối. Ông phân trần:
- "Bạn giơ tay trên bếp lò, một phút dài như một giờ. Bạn ngồi với một cô nàng xinh đẹp, một giờ chỉ như một phút. Ấy chính là sự tương đối!”
Đề bài:
Câu 2: Viết phiếu đọc sách theo mẫu.
PHIẾU ĐỌC SÁCH | ||
Tên câu chuyện: | Tác giả: | Ngày đọc: |
Tên nhà khoa học: | Phát minh hoặc đóng góp của nhà khoa học: | |
Mức độc yêu thích: |
Trả lời rút gọn:
- Tên câu chuyện: Học sinh tự điền tên câu chuyện mà mình muốn đọc
- Tên tác giả: Học sinh tự điền
- Ngày đọc: 20/2/2023
- Tên nhà khoa học: Albert Einstein
- Phát minh hoặc đóng góp của nhà khoa học: Người đã phát triển thuyết tương đối tổng quát, một trong hai trụ cột của vật lý hiện đại (trụ cột còn lại là cơ học lượng tử).
- Mức độ yêu thích: 5*
Câu 3: Trao đổi với bạn những thông tin về một nhà khoa học hoặc một phát minh được nêu trong câu chuyện em đã đọc.
Trả lời rút gọn:
Khi bắt đầu sự nghiệp của mình, Einstein đã nhận ra cơ học Newton không còn có thể thống nhất các định luật của cơ học cổ điển với các định luật của trường điện từ. Từ đó ông phát triển thuyết tương đối đặc biệt, với các bài báo đăng trong năm 1905. Tuy nhiên, ông nhận thấy nguyên lý tương đối có thể mở rộng cho cả trường hấp dẫn, và điều này dẫn đến sự ra đời của lý thuyết về hấp dẫn trong năm 1916, năm ông xuất bản một bài báo về thuyết tương đối tổng quát. Ông tiếp tục nghiên cứu các bài toán của cơ học thống kê và lý thuyết lượng tử, trong đó đưa ra những giải thích về lý thuyết hạt và sự chuyển động của các phân tử. Ông cũng nghiên cứu các tính chất nhiệt học của ánh sáng và đặt cơ sở cho lý thuyết lượng tử ánh sáng. Năm 1917, Einstein sử dụng thuyết tương đối tổng quát để miêu tả mô hình cấu trúc của toàn thể vũ trụ. Cùng với Satyendra Nath Bose, năm 1924-1925 ông tiên đoán một trạng thái vật chất mới đó là ngưng tụ Bose-Einstein của những hệ lượng tử ở trạng thái gần độ không tuyệt đối.