Slide bài giảng Tiếng Việt 4 kết nối Bài 22 Đọc: Cái cầu
Slide điện tử Bài 22 Đọc: Cái cầu. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của môn tiếng Việt 4 kết nối tri thừc sẽ khác biệt
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu
Tóm lược nội dung
BÀI 22: CÁI CẦU
PHẦN ĐỌC
Khởi động: Trao đổi cùng bạn: Kể về một cái cầu mà em biết.
Bài soạn rút gọn:
Cây cầu Đại Nga được xây dựng vào đầu thế kỉ XXI với bắc ngang sông Đại Nga. Cây cầu này tương đối chắc, nó đã phải chịu mưa chịu năng cả hơn chục năm nên chắc cũng mệt nên đã có chỗ nứt nẻ rồi.
Câu 1: Bạn nhỏ được cha kể những gì về cây cầu vừa bắc xong?
Bài soạn rút gọn:
Bạn nhỏ được cha kể về xe lửa sắp qua.
Câu 2: Khi xem ảnh chiếc cầu cha gửi, bạn nhỏ có những liên tưởng gì thú vị?
Bài soạn rút gọn:
Từ "cái cầu của cha", bạn nhỏ liên tưởng đến nhiều cây cầu khác như:
- Cầu tơ nhỏ con nhện bắc để qua chum nước.
- Cầu ngọn gió con sáo bắc để sang sông.
- Cầu lá tre con kiến bắc để qua ngòi.
- Cầu vồng bắc ngang trời khi trời nổi gió.
Câu 3: Qua hình ảnh cái cầu tre sang nhà bà ngoại, em có cảm nhận gì về quê hương của bạn nhỏ?
Bài soạn rút gọn:
Quê hương của bạn nhỏ là vùng sông nước và có thuyền buồm tấp nập qua lại.
Câu 4: Bạn nhỏ yêu nhất cây cầu nào? Vì sao?
Bài soạn rút gọn:
Trong lời kể của bạn nhỏ, cây cầu nào cũng có vẻ độc đáo, đáng yêu riêng. Nhưng bạn nhỏ yêu nhất là cây cầu trong bức ảnh của cha, là "cái cầu của cha”. Đối với mẹ, đó là cầu Hàm Rồng bắc qua sông Mã - cây cầu đóng vai trò quan trọng: chi viện cho miền Nam kháng chiến. Chiếc cầu là chứng nhân của biết bao chiến công anh hùng của quân và dân tỉnh Thanh Hoá nói riêng và của dân tộc Việt Nam nói chung trong những năm tháng chiến tranh.
Câu 5: Nêu nhận xét của em về bạn nhỏ trong bài thơ.
Bài soạn rút gọn:
Qua lời thơ ta có thể thấy tình cảm của bạn nhỏ với những cây cầu thể hiện tấm lòng, tình yêu thương, trân quý, biết ơn đối với công sức của bao người gây dựng, qua đó có thể thấy được tình yêu với quê hương, con người đất nước của bạn nhỏ.
Câu 6: Tìm những hình ảnh so sánh trong bài thơ. Theo em, so sánh đó có gì thú vị?
Bài soạn rút gọn:
Yêu cái cầu treo lối sang bà ngoại
Như võng trên sông ru người qua lại
và Yêu hơn, cả cái cầu ao mẹ thường đãi đỗ
-> Nhấn mạnh tình yêu tha thiết của bạn nhỏ dành cho những cây cầu. Những cây cầu nối đôi bờ xa cách, giúp những con người, những miền quê gần gũi nhau hơn.
Câu 7: Bài thơ có những sự vật nào được nhân hóa? Chúng được nhân hóa bằng cách nào?
Bài soạn rút gọn:
Bài thơ có con sáo và con kiến, con nhện được nhân hóa. Chúng được nhân hóa bằng cách tả chúng giống như con người biết bắc cầu.
Câu 8: Em thích hình ảnh so sánh hay nhân hóa nào trong bài thơ? Vì sao?
Bài soạn rút gọn:
Em thích câu "Nhện qua chum nước bắc cầu tơ nhỏ" vì đó là câu thơ có hình ảnh rất sáng tạo, đầy ngộ nghĩnh của tác giả.