Slide bài giảng Tiếng Việt 4 kết nối Bài 19 Đọc Thanh âm của núi

Slide điện tử Bài 19 Đọc Thanh âm của núi. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của môn tiếng Việt 4 kết nối tri thừc sẽ khác biệt

Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu

Tóm lược nội dung

BÀI 19: THANH ÂM CỦA NÚI

PHẦN ĐỌC:

Bài đọc: Thanh âm của núi - Hà Phong

 

Câu 1: Đến Tây Bắc, du khách thường có cảm nhận như thế nào về tiếng khèn của người Mông?

Trả lời rút gọn: 

Đến Tây Bắc, du khách thường sẽ thấy nhớ, thấy thương, thấy vấn vương trong lòng về tiếng khèn của người Tây Bắc. Âm thanh cây khèn của người Mông có thể  làm đắm say cả những du khách khó tính nhất. 

 

Câu 2: Đóng vai một người Mông, giới thiệu về chiếc khèn.

- Vật liệu làm khèn.

- Những liên tưởng, tưởng tượng gợi ra từ hình dáng cây khèn.

Trả lời rút gọn: 

- Vật liệu làm khèn: Khèn được chế tác bằng gỗ cùng sáu ống trúc lớn, nhỏ, dài, ngắn khác nhau. Chúng được sắp xếp khéo léo, song song trên thân khèn. 

- Những liên tưởng, tưởng tượng gợi ra từ hình dáng cây khèn: Sáu ống trúc tượng trưng cho tình anh em tụ hợp. Nhìn và tưởng tượng thêm một chút thấy chúng như dòng nước đang trôi. Dòng nước đó chở thứ âm thanh huyên diệu, chảy mãi từ nguồn lịch sử cho đến tận bến bờ hiện tại. 

 

Câu 3: Theo em, vì sao tiếng khèn trở thành báu vật của người Mông?

Trả lời rút gọn: 

Tiếng khèn trở thành báu vật của người Mông vì: nó là thứ âm thanh huyền diệu, gắn với lịch sử cho đến thời điểm hiện tại với người Mông. Hơn nữa, tiếng khèn gắn bó với họ ở mỗi nơi họ đi như khi lên nương, xuống chợ. Tiếng khèn còn gắn với những tiếng cười nao nức khắp bản làng mỗi độ xuân về. 

 

Câu 4: Đoạn cuối bài đọc muốn nói điều gì về tiếng khèn và người thổi khèn?

Trả lời rút gọn: 

Đoạn cuối muốn nói tới những người Mông thổi khèn là những nghệ nhân thuộc về tuyệt tác của thiên nhiên còn tiếng khèn của họ sẽ sống mãi với mảnh đất nơi đây và còn lan tỏa vẻ đẹp của âm thanh không chỉ trong phạm vi những thế hệ sau của người Mông mà còn tới cả những du khách khi tới xứ Mông. 

 

Câu 5: Xác định chủ đề của bài đọc Thanh âm của núi. Tìm câu trả lời đúng.

A. Nét đặc sắc của văn hoá các vùng miền trường tồn cùng thời gian.

B. Các nhạc cụ dân tộc thể hiện sự sáng tạo đáng tự hào của người Việt Nam.

C. Tiếng khèn của người Mông là nét văn hoá quý báu, cần được lưu giữ, bảo tồn.

D.Du khách rất thích đến Tây Bắc - mảnh đất có những nét văn hoá đặc sắc.

Trả lời rút gọn: 

Đáp án đúng là C.