Slide bài giảng ngữ văn 7 kết nối bài 6: Văn bản đọc Con hổ có nghĩa

Slide điện tử bài 6: Văn bản đọc Con hổ có nghĩa. Kiến thức bài học được hình ảnh hóa, sinh động hóa. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của học môn Ngữ văn 7 kết nối tri thức sẽ khác biệt

Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu

Tóm lược nội dung

VĂN BẢN. CON HỔ CÓ NGHĨA

TRẢ LỜI CÂU HỎI

Câu 1: Các con hổ đã được bà đỡ Trần và bác tiều phu giúp đỡ như thế nào?

Bài soạn rút gọn:

- Được bà đỡ Trần đỡ đẻ cho mẹ con hổ cái.

- Được bác tiều phu giúp lấy cái xương bò to như cánh tay ra khỏi họng.

Câu 2: Hổ đã làm những gì để tri ân người giúp đỡ mình?

Bài soạn rút gọn:

Để tri ân những người giúp đỡ mình, hổ đã trả bà Trần một khối bạc hơn mười lạng, bắt được hươu thì đem cho bác tiều phu; bác tiều phu chết, hổ đến tiễn biệt, hàng năm vẫn đem hươu, lợn đến để ngoài cửa vào ngày giỗ của bác.

Câu 3: Em cảm nhận được điều gì về tiếng gầm của hai con hổ ở phần cuối mỗi câu chuyện?

Bài soạn rút gọn:

Tiếng gầm của hai con hổ ở phần cuối mỗi câu chuyện thể hiện sự cảm ơn và chào tiễn biệt của con hổ đối với ân nhân của mình.

Câu 4: Mượn hình tượng con hổ có nghĩa, tác phẩm đã gửi gắm bài học đạo lí nào cho con người?

Bài soạn rút gọn:

Mượn hình tượng con hổ có nghĩa, tác phẩm đã gửi gắm bài học phải biết nhớ ơn và đền đáp người có ơn với mình.

Câu 5: Việc tác giả ghép hai câu chuyện khác nhau vào trong cùng một văn bản có ý nghĩa gì? Theo em, nếu bớt đi một chuyện, ý nghĩa của văn bản có thể bị ảnh hưởng như thế nào?

Bài soạn rút gọn:

- Đến loài vật tưởng như hung dữ, đáng sợ như vẫn sống có nghĩa thì con người càng phải sống có nghĩa nhiều hơn.

- Chuyện con hổ có nghĩa không chỉ có một câu chuyện mà nhiều câu chuyện, giúp cho văn bản trở nên đáng tin hơn.

Câu 6: Nêu cảm nghĩ về một chi tiết em thấy ấn tượng nhất trong truyện.

Gợi ý:

Chi tiết em thấy ấn tượng nhất trong truyện là chi tiết hổ đực một chân trước ôm bà đỡ Trần chạy như bay vào rừng, gặp bụi rậm gai góc thì dùng một chân rẽ lối. Chi tiết này cho thấy hổ đực đang rất lo cho hổ cái, nên phải chạy như bay, nhưng không vì thế mà hổ đực quên đi sự an toàn của bà đỡ Trần. Hổ đực ôm bà đỡ Trần và rẽ lối khi gặp bụi rậm cho thấy nó cũng rất quan tâm đến an nguy của bà, coi trọng bà.