Slide bài giảng ngữ văn 7 kết nối bài 4: Củng cố, mở rộng

Slide điện tử bài 4: Củng cố, mở rộng. Kiến thức bài học được hình ảnh hóa, sinh động hóa. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của học môn Ngữ văn 7 kết nối tri thức sẽ khác biệt

Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu

Tóm lược nội dung

CỦNG CỐ, MỞ RỘNG

Câu 1: Kẻ bảng vào vở theo mẫu và điền thông tin ngắn gọn về các văn bản theo gợi dẫn:

 

Mùa xuân nho nhỏ

Gò Me

Tình cảm, cảm xúc của tác giả

 

 

Biện pháp tu từ nổi bật

 

 

Hình ảnh đặc sắc

 

 

Bài soạn rút gọn:

 

Mùa xuân nho nhỏ

Gò Me

Tình cảm, cảm xúc của tác giả

Cảm xúc tự hào, yêu mến, trân trọng và khao khát cống hiến của tác giả dành cho quê hương, đất nước.

Tình cảm gắn bó, yêu quý, tự hào của tác giả dành cho miền quê và những con người lao động nơi quê hương xứ sở.

Biện pháp tu từ nổi bật

So sánh, liệt kê, điệp ngữ

So sánh, liệt kê, điệp ngữ

Hình ảnh đặc sắc

- Hình ảnh thiên nhiên gần gũi, bình dị (dòng sông, bông hoa, con chim, nốt trầm,…)

- Hình ảnh con người (người lao động, người cầm súng làm việc hăng say, con người khao khát được cống hiến)

- Hình ảnh thiên nhiên đặc sắc, có hồn, tươi đẹp (con đê cát đỏ, vườn mía lao xao, ao làng trong vắt,…)

- Hình ảnh con người khéo léo, cần cù, hăng say lao động (cô gái Gò Me)

Câu 2: Tìm đọc thêm một số bài thơ viết về đất nước Việt Nam. Nhận xét về nét độc đáo của một bài thơ mà em yêu thích (từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ,...)

Bài soạn rút gọn:

- Một số bài thơ về đất nước: Đất nước - Nguyễn Đình Thi; Quê hương - Tế Hanh; Đất nước - Nguyễn Khoa Điềm,...

- Nét độc đáo của bài thơ Đất nước - Nguyễn Khoa Điềm:

  • Lối thơ tự do, gần như văn xuôi, hướng sâu đến trí tuệ, vận động bằng chiều sâu của trí tuệ
  • Lối gieo vần hỗn hợp với nhiều khúc biến tấu: vần chéo, vần lưng, không vần, nhạc điệu bên trong, có nhiều âm sắc lạ.
  • Chất tư duy logic và chất thơ (chất hình tượng sinh động, chất xúc cảm của thơ) được kết hợp khá nhuần nhuyễn làm nên chất trữ tình - chính luận của thơ.