Slide bài giảng ngữ văn 7 kết nối bài 1: Văn bản đọc Đi lấy mật

Slide điện tử bài 1: Văn bản đọc Đi lấy mật. Kiến thức bài học được hình ảnh hóa, sinh động hóa. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của học môn Ngữ văn 7 kết nối tri thức sẽ khác biệt

Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu

Tóm lược nội dung

VĂN BẢN. ĐI LẤY MẬT

TRƯỚC KHI ĐỌC

Câu 1: Hãy kể tên một số miền quê của Việt Nam mà em từng đến thăm hoặc biết tới qua tác phẩm nghệ thuật (tranh ảnh, phim, thơ văn,...). Nơi nào đã để lại cho em ấn tượng sâu sắc nhất?

Bài soạn rút gọn:

Một số miền quê của Việt Nam mà em từng đến thăm hoặc biết tới qua tác phẩm nghệ thuật (tranh ảnh, phim, thơ văn,...) là Bắc Ninh, sông nước miền Tây Nam Bộ, Tây Nguyên.

ĐỌC VĂN BẢN

Câu 1: Cò giảng giải cho An những gì?

Bài soạn rút gọn:

Cò giảng giải cho An cách để nhìn thấy ong mật: “cứ nhìn kĩ vào khoảng cách giữa hai nhánh tràm cao kia”, “nhìn một chỗ trống ấy”, “nó tới liền bây giờ”. 

Câu 2: Tóm tắt nội dung câu chuyện của má nuôi An.

Bài soạn rút gọn:

Má nuôi An có dặn dò và chỉ An cách nhận biết được bầy ong, lấy mật bằng cách quan sát nhành cây, hướng gió, tính trước đường bay của ong mật,….

Câu 3: So sánh sự khác biệt trong cách “thuần hóa” ong rừng của người dân vùng U Minh.

Bài soạn rút gọn:

Người dân vùng U Minh có cách “thuần hóa” ong rừng bằng tổ ong hình dáng nhánh kèo. Đây sự sự khác biệt so với người La Mã xưa, người Mễ Tây Cơ, người Ai Cập, châu Phi,…

SAU KHI ĐỌC

Câu 1: Đoạn trích có mấy nhân vật? Em hãy chỉ ra mối quan hệ của các nhân vật đó.

Bài soạn rút gọn:

- Đoạn trích có 4 nhân vật. Đó là: tía nuôi, má nuôi của An và thằng Cò.

- Mối quan hệ: Tía nuôi và má nuôi của An là tía, má của thằng Cò.

Câu 2: Nêu cảm nhận về nhân vật tía nuôi của An. Cảm nhận của em dựa trên những chi tiết tiêu biểu nào?

Bài soạn rút gọn:

Nhân vật tía nuôi của An: người khỏe mạnh, tinh nhanh, lành nghề. Cảm nhận của em dựa trên những chi tiết tiêu biểu:

- Lâu lâu, ông vung tay lên một cái, đưa con dao rừng rất sắc phạt ngang một nhành gai và dùng cái mẩu cong ở đầu lưỡi dao dài có đến sáu bảy tấc ấy lôi phăng nhái gai chắn đường vứt ra một bên để lấy lối đi.

- Biết đoán hướng gió, nơi ong làm tổ.

Câu 3: Cảnh sắc thiên nhiên rừng U Minh được nhà văn tái hiện qua cái nhìn của ai? Em hãy nhận xét khả năng quan sát và cảm nhận về thiên nhiên của nhân vật ấy.

Bài soạn rút gọn:

- Cảnh sắc thiên nhiên rừng U Minh được nhà văn tái hiện qua cái nhìn của An.
- Khả năng quan sát và cảm nhận về thiên nhiên của An về thiên nhiên sâu sắc, tinh tế.

Câu 4: Theo em, nhân vật Cò là một cậu bé sinh ra và lớn lên ở đâu? Điều gì khiến em khẳng định như vậy?

Bài soạn rút gọn:

- Nhân vật Cò là một cậu bé sinh ra và lớn lên ở ven rừng U Minh.

- Em khẳng định được như vậy bởi vì tía của Cò thường hay vào rừng "ăn ong", Cò thường đi theo và có am hiểu rừng và các loài trong rừng.

Câu 5: Nhân vật An đã được nhà văn miêu tả qua những chi tiết nào (ngoại hình, lời nói, hành động, suy nghĩ, cảm xúc, mối quan hệ với các nhân vật khác,...)? Em hãy dựa vào một số chi tiết tiêu biểu để khái quát đặc điểm tính cách của nhân vật An.

Bài soạn rút gọn:

- Lời nói: Cách nói xưng hô với tía, má: tía - con, má - con; cách xưng hô với thằng Cò: mày - tao; không đôi co với Cò ("Chịu thua mày đó! Tao không thấy con ong mật đâu cả.").

- Suy nghĩ: suy nghĩ về cách nuôi ong trên khắp thế giới.

- Cảm xúc: cảm nhận về vẻ đẹp của khu rừng (ánh sáng, làn gió, loài vật,....)

Câu 6: Đọc đoạn trích, em có ấn tượng như thế nào về con người và rừng phương Nam?

Bài soạn rút gọn:

- Con người phương Nam: bộc trực, thẳng tính, không để bụng, tình cảm.

- Rừng phương Nam: đẹp và trù phú.

VIẾT KẾT NỐI VỚI ĐỌC

Câu 1: Viết đoạn văn (khoảng 5 - 7 câu) trình bày cảm nhận của em về một chi tiết thú vị trong đoạn trích Đi lấy mật.

Gợi ý:

Trong đoạn trích Đi lấy mật, em để ý nhiều nhất đến chi tiết mấy con kì nhông đổi màu để ngụy trang. Cái nhìn, cảm nhận về khu rừng không chỉ là cái nhìn của nhân vật An mà còn là cái nhìn của tác giả. Chính cái nhìn đó đã cho ta thấy được vẻ đẹp của khu rừng: có hương thơm cây trái, có cả sự đa dạng của các loài động vật. Người đọc đồng thời bàng hoàng về vẻ đẹp thiên nhiên, đồng thời bàng hoàng về sự cảm nhận tỉ mỉ, tinh tế của người viết.