Slide bài giảng Mĩ thuật 7 bản 2 chân trời bài 16: Thiết kế tạo dáng phương tiện giao thông
Slide điện tử bài 16: Thiết kế tạo dáng phương tiện giao thông. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của môn Mĩ thuật 7 bản 2 Chân trời sáng tạo sẽ khác biệt
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu
Tóm lược nội dung
BÀI 16: THIẾT KẾ TẠO DÁNG PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- GV chiếu cho HS xem video về các phương tiện giao thông và yêu cầu HS ghi nhớ những phương tiện giao thông xuất hiện trong video:
https://www.youtube.com/watch?v=t01pK6JJZwc
NỘI DUNG BÀI HỌC GỒM
1. Quan sát và nhận thức
2. Luyện tập và sáng tạo
3. Phân tích và đánh giá
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
1. Quan sát và nhận thức
- GV yêu cầu HS quan sát các hình ảnh trong SGK trang 68, 69. GV gợi ý HS tìm hiểu về cấu trúc, hình dáng, đặc điểm, màu sắc của phương tiện giao thông. GV đề nghị HS nêu hiểu biết của mình đối với những gợi ý trong SGK; có thể gợi mở để HS nắm bắt được nội dung câu hỏi liên quan đến phương tiện giao thông trong SGK-tr.68:
+ Đặc điểm và vẻ đẹp của phương tiện giao thông.
+ Mục đích sử dụng của phương tiện giao thông.
+ Kể thêm một số phương tiện giao thông mà em biết.
Nội dung ghi nhớ:
1.1. Một số phương tiện giao thông
* Ô tô: to, 4 bánh, thường có màu ghi, trắng, đen dùng để di chuyển trên đường bộ và chở được nhiều người.
* Xích lô: có ba bánh với một/hai ghế cho khách và một chỗ cho người lái, dùng để vận chuyển khách hoặc hàng hóa.
* Xe máy: hai bánh chạy bằng động cơ, nhỏ gọn, nhiều hãng với nhiều màu khác nhau, dùng để di chuyển trên đường bộ, thường chở được 2 người.
* Xe đạp: điều khiển bằng bàn đạp, có hai bánh xe gắn vào khung, dùng để di chuyển trên đường bộ.
* Tàu thủy: to, có cánh buồm, di chuyển nhanh dùng để chở hàng hóa, hành khách trên đường thủy.
* Tàu lửa: to, dài, gồm đầu tàu và các toa nối lại dùng để chở người, các thiết bị và vật tư khác trên đường sắt.
1.2. Một số sản phẩm mĩ thuật về phương tiện giao thông
* Sản phẩm Xe đạp – Như Thị Thanh Huyền:
+ Chất liệu sử dụng: ống hút, đất nặn
+ Màu sắc: sinh động, chủ yếu là vàng.
+ Hài hòa giữa các bộ phận của xe.
* Sản phẩm Xe máy – Lý Văn Hùng:
+ Chất liệu sử dụng: vật liệu tổng hợp.
+ Màu sắc: đỏ.
+ Hài hòa giữa các bộ phận của xe.
* Sản phẩm Xích lô – Trần Thị Hiên
+ Chất liệu sử dụng: vật liệu tổng hợp.
+ Màu sắc: xanh, vàng.
+ Hài hòa giữa các bộ phận của xe.
* Sản phẩm Ô tô – Nguyễn Lý Tưởng
+ Chất liệu sử dụng: giấy các tông.
+ Màu sắc: vàng.
+ Hài hòa giữa các bộ phận của xe.
2. Luyện tập và sáng tạo
- GV yêu cầu HS mở SGK-tr.70, cho HS quan sát và đặt câu hỏi để HS chia sẻ, thảo luận về phương pháp thực hiện SPMT.
Nội dung ghi nhớ:
Các bước thực hiện thiết kế một phương tiện giao thông::
+ Chuẩn bị: lõi cuộn giấy, giấy bìa, bút chì, bút dạ màu, kéo, keo dán,…
+ Phác hình các bộ phận máy bay trên giấy bìa.
+ Cắt rời các bộ phận máy bay.
+ Lắp ghép các bộ phận tạo hình máy bay.
+ Hoàn thiện sản phẩm.
3. Phân tích và đánh giá
- GV đề nghị HS xem nội dung trong SGK, tr.71, định hướng và nêu những hiểu biết của mình theo nội dung:
+ Kiểu dáng sản phẩm.
+ Tỉ lệ và sự cân đối của sản phẩm.
+ Màu sắc, chất liệu.
+ Mục đích sử dụng.
Nội dung ghi nhớ:
Kiểu dáng: Kiểu dáng của phương tiện giao thông thường được thiết kế để tối ưu hóa tính năng sử dụng và thẩm mỹ. Các phương tiện như ô tô, xe máy, xe đạp, tàu hỏa, và máy bay đều có những kiểu dáng riêng biệt, phù hợp với chức năng và mục đích sử dụng. Ví dụ, ô tô thể thao có kiểu dáng khí động học để tăng tốc độ, trong khi xe tải có kiểu dáng chắc chắn để chở hàng hóa.
Tỉ lệ: Tỉ lệ giữa các bộ phận của phương tiện giao thông rất quan trọng để đảm bảo tính ổn định và hiệu suất. Ví dụ, tỉ lệ giữa chiều dài và chiều cao của xe cần được cân nhắc để tránh tình trạng lật xe.
Sự cân đối: Sự cân đối trong thiết kế không chỉ ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ mà còn đến khả năng vận hành. Một chiếc xe có trọng tâm thấp và phân bổ trọng lượng hợp lý sẽ hoạt động tốt hơn và an toàn hơn.
…………………….