Slide bài giảng Mĩ thuật 7 bản 2 chân trời bài 13: Thành tựu mĩ thuật trung đại việt nam
Slide điện tử bài 13: Thành tựu mĩ thuật trung đại việt nam. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của môn Mĩ thuật 7 bản 2 Chân trời sáng tạo sẽ khác biệt
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu
Tóm lược nội dung
BÀI 13: THÀNH TỰU MĨ THUẬT TRUNG ĐẠI VIỆT NAM
(2 tiết)
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Em hãy miêu tả một sản phẩm mĩ thuật trung đại Việt Nam mà em biết.
NỘI DUNG BÀI HỌC GỒM
1. Quan sát và nhận thức
2. Luyện tập và sáng tạo
3. Phân tích và đánh giá
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
1. Quan sát và nhận thức
- GV triển khai hoạt động quan sát và hướng dẫn HS tìm hiểu về thành tựu mĩ thuật trung đại Việt Nam. GV gợi ý cho HS trình bày những hiểu biết cá nhân và trả lời câu hỏi trong SGK – tr.57:
+ Chất liệu nào được sử dụng để tạo hình sản phẩm?
+ Tác phẩm thể hiện nội dung gì?
+ Hoa văn trang trí được thể hiện như thế nào?
Nội dung ghi nhớ:
* Tranh Hình tượng rồng trên cánh cửa gỗ chùa Phổ Minh:
- Chất liệu: gỗ.
- Niên đại: thời Trần.
- Bức ảnh thể hiện con rồng trên cánh cửa gỗ.
- Hoa văn trang trí: uyển chuyển.
* Tranh Kinnari đánh trống:
- Chất liệu: đá.
- Niên đại: thời Lý.
- Bức ảnh thể hiện thần Kinnari đang đánh trống.
- Hoa văn trang trí: tinh xảo.
* Tranh Vũ nữ múa, chùa Hoa Long (Thanh Hóa):
- Chất liệu: đá.
- Niên đại: thế kỉ XIII-XIX.
- Bức ảnh thể hiện những vũ nữ đang múa
- Hoa văn trang trí: uyển chuyển.
* Tranh trang trí hoa văn trên lan can đá, chùa Bút Tháp:
- Chất liệu: đá.
- Niên đại: thời Hậu Lê.
- Bức ảnh thể hiện hoa văn trang trí (bông hoa) trên lan can đá.
- Hoa văn trang trí: độc đáo.
* Tranh Gà trống và hoa mẫu đơn (Tranh Dân gian Đông Hồ):
- Chất liệu: sơn màu
- Niên đại: tranh dân gian.
- Bức ảnh thể hiện con gà trống bên cạnh hoa mẫu đơn.
- Hoa văn trang trí: sặc sỡ, tươi sáng.
* Tranh Tiên nữ, đình Hữu Bổ (Phú Thọ):
- Chất liệu: gỗ.
- Niên đại: thế kỉ XVII.
- Bức ảnh thể hiện tiên nữ đang dang đôi cánh bay.
- Hoa văn trang trí: điêu nghệ.
2. Luyện tập và sáng tạo
- GV yêu cầu HS quan sát hình ảnh, đọc thông tin – SGK tr.58 và trả lời câu hỏi: Em hãy nêu các bước chép một mẫu hoa văn trang trí truyền thống.
Nội dung ghi nhớ:
Các bước vẽ mô phỏng một mẫu hoa văn trang trí Việt Nam thời trung đại là:
+ Lựa chọn mẫu hoa văn để chép. Phác nét chủ đạo, chủ ý tỉ lệ giữa chiều cao, chiều dài và khoảng cách giữa các mảng.
+ Mô phỏng chi tiết mảng chính, mảng phụ, họa tiết hoa văn xen kẽ (phụ) và các đường cong cho cân đối.
+ Vẽ màu các hoa văn theo cảm nhận, đảm bảo hòa sắc và nhịp điệu của màu sắc.
3. Phân tích và đánh giá
- GV lựa chọn sản phẩm mĩ thuật của HS đã thực hiện để trưng bày theo hình thức nhóm.
- GV đề nghị HS mở SGK, tr.59 và định hướng câu hỏi theo nội dung: Trình bày sự hiểu biết của em (hoặc nhóm em ) về:
+ Cách mô phỏng và tạo hình hoa văn trang trí Việt Nam thời trung đại.
+ Tính ứng dụng của hoa văn trong SPMT.
Nội dung ghi nhớ:
Đặc điểm hoa văn: Hoa văn trang trí Việt Nam thời trung đại thường mang đậm ảnh hưởng của văn hóa dân gian và tín ngưỡng. Các hoa văn này thường có hình dáng tự nhiên như hoa lá, chim muông, rồng phượng, và các biểu tượng tâm linh. Chúng thường được thiết kế với sự tỉ mỉ và tinh tế, thể hiện sự khéo léo của nghệ nhân.
Kỹ thuật tạo hình:
Khắc gỗ: Một trong những phương pháp phổ biến để tạo hình hoa văn là khắc gỗ. Nghệ nhân sẽ khắc các họa tiết lên bề mặt gỗ, tạo ra những sản phẩm trang trí độc đáo.
Gốm sứ: Hoa văn cũng được mô phỏng trên các sản phẩm gốm sứ, thường được vẽ tay hoặc in nổi. Các họa tiết này không chỉ mang tính thẩm mỹ mà còn thể hiện ý nghĩa văn hóa sâu sắc.
Thêu tay: Trong trang phục và các sản phẩm vải, hoa văn thường được thêu tay với các chỉ màu sắc khác nhau, tạo nên những bức tranh sống động và đầy nghệ thuật.
…………………….