Slide bài giảng Mĩ thuật 7 bản 2 chân trời bài 15: Em vẽ giao thông

Slide điện tử bài 15: Em vẽ giao thông. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của môn Mĩ thuật 7 bản 2 Chân trời sáng tạo sẽ khác biệt

Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu

Tóm lược nội dung

BÀI 15: EM VẼ GIAO THÔNG

HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

 - GV chiếu cho HS xem video về an toàn giao thông:  

https://www.youtube.com/watch?v=UW_1nVW492k&t=127s

- Sau khi HS xem xong video, GV đặt câu hỏi gợi mở cho HS trả lời: Em học được những điều gì sau khi xem xong video về an toàn giao thông?

NỘI DUNG BÀI HỌC GỒM

1. Quan sát và nhận thức

2. Luyện tập và sáng tạo

3. Phân tích và đánh giá

HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

1. Quan sát và nhận thức

- GV yêu cầu HS quan sát các hình ảnh trong SGK tr.64, 65, gợi ý cho HS tìm hiểu về hoạt động giao thông: hình dáng, đặc điểm, màu sắc của phương tiện giao thông, những hoạt động giao thông, cho HS trả lời các câu hỏi trong SGK, có thể gợi mở để HS nắm bắt được nội dung câu hỏi liên quan đến giao thông trong SGK-tr.64:

+ Các bức ảnh thể hiện hoạt động gì?

+ Bức ảnh thể hiện phương tiện giao thông nào?

+ Chúng có đặc điểm gì?

Nội dung ghi nhớ:

1.1. Các hình ảnh về giao thông trong cuộc sống

Các bức tranh thể hiện hoạt động giao thông đang di chuyển.

* Hình giao thông đường bộ (TP. Hồ Chí Minh):

- Bức tranh thể hiện phương tiện ô tô, xe máy trên đường bộ.

- Đặc điểm: đông đúc 

* Hình máy bay ở sân bay Liên Khương (Lâm Đồng):

- Bức tranh thể hiện phương tiện máy bay trên đường hàng không.

- Đặc điểm: máy bay to, ít. 

* Hình xe lửa trên cầu Long Biên (Hà Nội):

- Bức tranh thể hiện phương tiện xe lửa trên đường tàu.

- Đặc điểm: dài, nhiều toa. 

* Hình phà trên sông Hậu (Vĩnh Long):

- Bức tranh thể hiện phương tiện phà trên đường thủy.

- Đặc điểm: to lớn, ít

1.2. Các sản phẩm mĩ thuật thể hiện về đề tài an toàn giao thông 

* Tranh Tan học – Dương Xuân Nhi:

- SPMT diễn tả hành vi không phù hợp (vì các bạn học sinh nên đi bộ lên vỉa hè).

- Bố cục, màu sắc hơi lộn xộn, chật hẹp.

* Tranh Chở hàng hóa cồng kềnh trên phố - Nguyễn Danh Phương: 

- SPMT diễn tả hành vi không phù hợp (vì đi xe máy chở hàng hòa cồng kềnh gây bất tiện, nguy hiểm).

- Bố cục, màu sắc hơi lộn xộn, chật hẹp.

* Tranh Phố em – Dương Võ Minh Quang:

- SPMT diễn tả hành vi phù hợp (vì mọi người đều chấp hành giao thông).

- Bố cục, màu sắc tươi vui, phù hợp.

* Tranh An toàn giao thông – Nguyễn Thị Ngọc Diệp:

- SPMT diễn tả hành vi phù hợp (vì mọi người đều chấp hành giao thông khi tham gia đường bộ).

- Bố cục, màu sắc tươi vui.

2. Luyện tập và sáng tạo

- GV yêu cầu HS mở SGK – tr.66, 67, cho HS quan sát hình ảnh và đặt câu hỏi: Em hãy nêu các bước thực hiện một sản phẩm mĩ thuật về đề tài giao thông.

Nội dung ghi nhớ:

Các bước vẽ, hoặc xé dán thể hiện đề tài Em vẽ giao thông là:

+ Chuẩn bị: giấy, bút dạ, màu,…

+ Xây dựng ý tưởng và phác hình cho bài vẽ.

+ Phác hình chi tiết. 

+ Thể hiện màu chính, phụ. 

+ Tiếp tục thể hiện hòa sắc chung và hoàn thiện sản phẩm.

3. Phân tích và đánh giá

- GV đề nghị HS mở SGK, tr.67 và định hướng câu hỏi theo nội dung: Trình bày sự hiểu biết của em (hoặc nhóm em) về:

+ Sản phẩm thể hiện những hành vi/ hoạt động tham gia giao thong theo hướng khuyến khích hay phê phán?

+ Cách sắp xếp hình, mảng và màu trong sản phẩm như thế nào?

+ Đánh giá tác động của SPMT đến nhận thức về an toàn giao thông.

Nội dung ghi nhớ:

Đánh giá tác động của SPMT đến nhận thức về an toàn giao thông

Tác động tích cực: Sản phẩm truyền thông về giao thông (SPMT) có thể nâng cao nhận thức của cộng đồng về an toàn giao thông thông qua các chiến dịch giáo dục. Chúng giúp người dân hiểu rõ hơn về các quy tắc giao thông, tầm quan trọng của việc đội mũ bảo hiểm, và các biện pháp an toàn khác.

Thay đổi hành vi: SPMT cũng có thể tác động đến hành vi của người tham gia giao thông. Khi người dân nhận thức rõ hơn về nguy cơ và hậu quả của việc không tuân thủ luật lệ giao thông, họ có thể thay đổi hành vi của mình để trở nên an toàn hơn.

Tạo ra văn hóa giao thông an toàn: Qua thời gian, SPMT có thể góp phần xây dựng một văn hóa giao thông an toàn trong cộng đồng, nơi mọi người đều ý thức và tôn trọng luật lệ giao thông, từ đó giảm thiểu tai nạn và nâng cao chất lượng cuộc sống.

…………………..